Friday, May 18, 2018

Xét xử vụ án Đại Tín: Luật sư Thảo chất vấn cùng Đại diện Công ty Thành Đăng, Đại diện CB

Mở đầu phiên tòa, HĐXX thông báo theo quy định của luật Tố tụng, luật sư có quyền cung cấp chứng cứ. Trường hợp luật sư Thơ cung cấp 1 USB và bản dịch 48 trang, HĐXX cho biết đã chấp nhận giao nộp chứng cứ đó. Việc xem xét đây là chứng cứ, HĐXX sẽ đánh giá sau.

HĐXX cho biết, số chứng từ này HĐXX hiện đã chuyển cho VKS TP HCM, sau chuyển cho VKS ND Tối cao rồi mới đánh giá và chuyển lại cho HĐXX. Nếu được chấp thuận là chứng cứ mới thì sẽ được công bố cho mọi người được tiếp cận.

Luật sư Thảo hỏi Đại diện Công ty Thành Đăng

Đại diện công ty Thành Đăng cho biết nay đã đổi thành Sàn giao dịch BĐS Phương Trang, cùng 1 pháp nhân chỉ thay đổi về tên.

Luật sư: Anh từng trả lời đối với khoản tiền nay thứ nhất, bản thân công ty Thành Đăng và công ty Phương Trang chỉ nhận được 91,2 tỷ đồng. Tại sao Thành Đăng vay mà Phương Trang lại nhận tiền?

Đại diện Công ty Thành Đăng: Xuất phát từ việc hợp tác kinh doanh, mối quan hệ này đã được xác định rõ trong quá trình điều tra nên không trả lời nữa. Tôi xác định kết luận điều tra xác định là đúng.

Luật sư: Theo kết luận điều tra ngày 26/5, công ty Thành Đăng có vay 110 tỉ đồng tại NH Đại Tín, sau đó NH Đại Tín giải ngân bằng 2 lần. Lần 1 là 30 tỉ đồng và lần 2 là 80 tỉ đồng vào tài khoản công ty Thành Đăng.

Do NH Đại Tín hôm đó không đủ tiền mặt nên mới hạch toán cấn trừ số tiền 19,8 tỉ đồng do Hứa Thị Bích Hạnh nhận và khoảng 30 tỉ đồng của Trần Đăng Quan nộp vào tài khoản của Phan Văn Anh Vũ đúng không?

Đại diện Công ty Thành Đăng: Xác định là kết luận điều tra là đúng.

Luật sư: Vậy tại sao cơ quan điều trả xác định là 19,8 tỉ đồng của Hạnh nhận với 30 tỉ đồng anh Quan rút tiền mặt nộp vào tài khoản của Vũ “nhôm”. Tại sao số tiền 30 tỉ đồng này không phải là cấn trừ mà chỉ có 19,8 tỉ đồng của Hạnh?

Đại diện Công ty Thành Đăng: Vẫn xác định là kết luận điều tra là đúng.

Luật sư: Với kết luận điều tra của cơ quan điều tra cho rằng với việc giải ngân bằng tiền mặt thì tại sao số tiền 80 tỉ đồng đó chuyển từ công ty Thành Đăng sang Thành Hiếu, rồi lại chuyển tiếp từ Thành Hiếu qua NH khác thì đó là tiền mặt làm sao mà đúng?

Đại diện Công ty Thành Đăng: Chúng tôi chỉ kí về mặt giấy tờ và hồ sơ đầu, còn sau đó tất cả các việc thu chi cấn trừ là chúng tôi không biết.

Luật sư: Vậy tại sao trong sổ quỹ tiền mặt nhật kí thu chi anh ghi rất rõ?

Đại diện Công ty Thành Đăng: Chúng tôi đã trả lời, đây chỉ là ý kiến của luật sư.

Khẳng định tại tòa, đại diện cty Thành đăng cho biết, qua kết quả đối chiếu của cơ quan điều tra đã thể hiện rõ. Đối với khoản vay này, công ty Thành Đăng chỉ nhận được 90,2 tỉ đồng. Và theo KQĐT thì khoản vay này nằm trong 29 khoản vay đã được tất toán.
Ảnh phiên xét xử.
>>>>>Cập nhật ngay: https://vietnammoi.vn/tags/hua-thi-phan-37200.tag
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo hỏi Đại diện CB

Luật sư: Khi Khách hàng làm hồ sơ vay vốn, khách hàng muốn giải ngân vào tài khoản nào, ngày nào thì luôn đề nghị trên giấy giải ngân và phiếu nhận nợ đúng không?

Đại diện CB: Có rất nhiều giao dịch, theo nguyên tắc thì khi HĐTD đã ký và khách hàng đủ điều kiện để giải ngân thì NH sẽ giải ngân theo yêu cầu của KH, có thể giải ngân vào tài khoản của khách hàng hoặc giải ngân vào tài khoản theo khách hàng chỉ định. Sau khi giải ngân và hạch toán rồi thì NH sẽ thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng. Theo quy định của NHNN và định nghĩa về giải ngân cho vay là việc TCTD CN NH giao cho khách hàng vay khoản tiền đã thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn, hợp đồng tín dụng được cấp giữa khách hàng vay với TCTD CN NH.

Đại diên CB cho biết, NH thực hiện việc giải ngân là xong, còn việc sử dụng như thế nào là do khách hàng.

Luật sư: NH theo luật TCTD và NHNN thì ngoài 2 chức năng là chức năng huy động vốn và cấp tín dụng thì còn chức năng thứ 3 là cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản đúng không?

Đại diện CB: Đúng và việc luật sư vừa hỏi là bắt đầu sử dụng tiền của khách hàng là đúng lúc NH đăng thực hiện dịch vụ thanh toán.

Luật sư: Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản như vậy phải xuất phát từ tài khoản thanh toán của khách hàng?

Đại diện CB: Đúng

Luật sư: Như vậy phương tiện thanh toán là séc và ủy nhiệm chi chứ đây không phải là phương tiện giải ngân?

Đại diện CB: Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện thanh toán séc chi, lệnh chi, ủy nhiệm chi, lệnh thu, ủy nhiệm thu, thẻ NH, tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản khách hàng.

Luật sư: Khi sử dụng phương tiện thanh toán là ủy nhiệm chi hay séc thì nghĩa vụ của chủ tài khoản, khi anh ra lệnh thì đã, bảo số dư trên tài khoản đủ để thực hiện quyền đó đúng không?

Đại diện CB: Nếu không đủ số dư thì khách hàng không thể thực hiện việc thanh toán.

Luật sư: Ngoài chủ tài khoản là cá nhân, là công ty, là đại diện pháp luật phải có con dấu thì còn ai khác có thể kiểm soát, sử dụng và rút tiền hay chuyển tiền trên tài khoản thanh toán này không?

Đại diện CB: Theo nguyên tắc chỉ có chủ tài khoản mới được thực hiện lệnh thanh toán hoặc người đại diện hợp pháp luật của chủ tài khoản mới thực hiện được.

Luật sư: Nguồn vốn để hợp đồng cho NH, có phải lúc nào cũng chỉ duy nhất và bó hẹp trong quỹ hợp đồng hằng ngày?

Đại diện CB: Nguốn tiền gồm nhiều loại. Tiền mặt là phương tiện thanh toán và séc cũng là phương tiện thanh toán.

Luật sư: Séc còn là công cụ chuyển nhượng không và có cần tuân theo quy định của NHNN không?

Đại diện CB: Séc là do mẫu của NHNN, tùy mỗi NH có thể điều chỉnh thêm, có đầy đủ nội dung theo yêu cầu của NHNN.

Luật sư: Trong 82 khoản vay thì có quan hệ NH cho khách hàng vay. Thứ 2 là khách hàng vay và chuyển nhượng cho bên thụ hưởng thứ nhất. Thứ 3 là bên thụ hưởng thứ 1 có thể sử dụng tiền như chuyển khoản nhưng thông thường rút séc bằng tiền mặt là không liên quan đến quan hệ thứ nhất đúng không?

Đại diện CB: Đúng không liên quan đến hợp đồng tín dụng.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.