Wednesday, January 31, 2018

Giá heo hơi hôm nay (1/2): Miền Nam có nơi giảm tới 2.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay (1/2) ghi nhận biến động trong khoảng 1.000 đồng/kg trên cả ba miền Bắc - Nam. Trong đó, một số tỉnh ở miền Nam còn báo giảm tới 2.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay (1/2) tại miền Nam biến động trong khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg
Cụ thể, tại Cà Mau giá heo hơi báo tăng nhẹ 1.000 đồng/kg từ 32.000 đồng lên 33.000 đồng/kg. Trong khi giá heo hơi hôm nay tại Long An và Cần Thơ đều điều chỉnh giảm tới 2.000 đồng/kg, với Long An giảm từ 31.000 đồng xuống còn 29.000 đồng/kg, còn Cần Thơ xuống 27.000 đồng/kg từ mức 29.000 đồng/kg.
Tại Đồng Nai giá heo hơi vẫn dao động quanh mức 30.000 - 31.000 đồng/kg, và các địa phương còn lại không có nhiều biến động. Như vậy, giá heo hơi hôm nay trong khu vực đang được thu mua trong mức 27.000 đồng - 33.000 đồng/kg.

gia heo hoi hom nay 12 mien nam co noi giam toi 2000 dongkg
Hai miền Bắc - Nam đồng loạt biến động trong ngày hôm nay
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay tăng 1.000 đồng/kg tại một số địa phương
Theo đó, các tỉnh ghi nhận giá heo hơi tăng là Lao Cai, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Cụ thể giá heo hơi tại Lào Cai tăng từ 34.000 đồng/kg lên 35.000 đồng, 3 địa phương là Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên đồng loạt lên đến 34.000 đồng/kg. Còn giá heo hơi tại Tuyên Quang tăng từ 32.000 đồng/kg lên 33.000 đồng.

Giá heo hơi tại một số nơi giáp biên giới với Trung Quốc là Lạng Sơn, Cao Bằng, và Móng Cái đang ở mức tốt trong khoảng 34.500 - 36.000 đồng/kg. Hiện, giá heo hơi miền Bắc hôm nay giao dịch trong mức 33.000 - 36.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên Khác giá heo hơi không có nhiều biến động, với Hà Tĩnh, Quảng Nam và Bình Định báo có sự thay đổi về giá. Trong đó, giá heo tại Hà Tĩnh giảm còn 36.000 đồng/kg, Quảng Nam giảm 1.000 đồng xuống 31.000 đồng từ mức 32.000 đồng/kg. Ngược lại, tại Bình Định giá heo hơi báo tăng 2.000. Tính chung toàn miền, giá heo hơi hôm nay đang dao động trong mức 31.000 - 36.000 đồng/kg

Tuesday, January 30, 2018

Trần Ngọc Bích chia sẻ những khó khăn ngày đầu tiên thành lập Tân Hiệp Phát

Chủ đề: https://goo.gl/HHPAvn

Trần Ngọc Bích - giám đốc nhân sự  đã mở đầu câu chuyện tại Tân Hiệp Phát như vậy, để nói về thách thức mà công việc bà đảm nhận phải vượt qua.
Với chất giọng trầm ấm, vững vàng, khác hẳn nét trẻ trung, sôi nổi của một doanh nhân hiện đại tuổi chưa tới 30, Trần Ngọc Bích chia sẻ, bà nhận ra có 2 yếu tố cốt lõi trên con đường thực thi nhiệm vụ “tìm ra chìa khóa” trường tồn.


Thứ nhất, đó là phải lan tỏa khát vọng và tư duy của người sáng lập đến các lãnh đạo Tập đoàn. Thứ hai là làm sao để mỗi người lãnh đạo Tập đoàn sẽ điều hành tổ chức của mình với văn hóa như người sáng lập ứng xử với các lãnh đạo.

Tân Hiệp Phát có gần 10 nghìn người lao động, Tổng giám đốc không biết hết các nhân sự làm việc cho Tập đoàn, nên theo bà Bích, điểm gắn kết và xuyên suốt những nỗ lực cho cả cỗ máy vận hành chính là văn hóa.

Nắm 2 yếu tố cốt lõi là văn hóa và năng lực nhân sự, công tác quản trị con người tại Tân Hiệp Phát “cứ thế bước đi”.
Tại Tân Hiệp Phát, chúng tôi tin rằng mọi cá nhân đều có một giá trị đặc biệt để cống hiến. Vì thế, việc của chúng tôi là mang đến những điều kiện phù hợp cho sự đóng góp, thể hiện của từng cá nhân trong môi trường làm việc gần gũi.


Chúng tôi có ít quy tắc và sẽ ngày càng ít hơn, nhưng lại có nhiều tiêu chuẩn cao. Một trong số những tiêu chuẩn đó là quyết tâm điều chỉnh hành vi để đóng góp cho sự phát triển bền lâu của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Chúng tôi gắn kết bên nhau như một cộng đồng, chịu trách nhiệm cho những điều còn lớn hơn chính bản thân mỗi cá nhân.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp là bởi chỉ có nguồn lực con người mới thẩm thấu được văn hóa và quản trị con người chính là quản trị sự thay đổi, bởi thực tế các nguồn lực khác không có khả năng phản kháng mà chỉ là những nhân tố đầu vào chịu sự quản trị của con người.

Chúng tôi tin rằng, nếu các nhân sự thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp và từng nhân sự phát huy tối đa khả năng quản trị các nguồn lực được giao thì không có lý do gì tổ chức không tiến lên.
Tân Hiệp Phát đốc thúc quyền làm chủ và ngày càng tự chủ của các nhân sự. Bạn có chuyên môn và kỹ năng Tân Hiệp Phát cần phát triển. Tân Hiệp Phát có tiền vốn và môi trường để bạn có thể sử dụng chuyên môn của mình.

Tập đoàn cung cấp cho nhân sự những nguồn lực đắt giá (vốn, hệ thống công nghệ thông tin, khách hàng…), với một kỳ vọng rằng, mỗi nhân sự sẽ là nhà quản lý tốt các tài nguyên, đối xử với những tài nguyên được giao như cách họ chăm sóc tài sản của riêng mình.

Quan niệm này là sự tiếp nối tư duy của cha tôi - Người sáng lập Tập đoàn. Ông muốn xây dựng một Tập đoàn mà ở đó “Bạn đã đồng hành với tôi trong một hành trình lớn”, chứ không phải là “Chúng tôi thuê bạn để làm một công việc cho Tập đoàn”.

Các nhân sự sẽ nhận được mức lương tương ứng và họ có thể dùng khoản lương đó để mua cổ phần, tức là nắm quyền làm chủ thực sự. Lúc ấy, nhân sự là người chủ hợp pháp và có thể nhận lợi nhuận chia về từ hoạt động của Tập đoàn.

Theo thời gian, số lượng nhân sự tại Tân Hiệp Phát tăng mạnh và điều hạnh phúc đối với chúng tôi là sự gắn bó và nỗ lực toàn tâm của nhiều cộng sự. Hàng trăm nhân sự đã đồng hành cùng Tập đoàn từ những năm đầu thành lập, trong đó 50 năm nhân viên đầu tiên vẫn đang đi cùng Tân Hiệp Phát và chúng tôi sắp kỷ niệm 23 năm thành lập Công ty.
Quản trị nhân sự ở doanh nghiệp tỷ USD">Quản trị nhân sự ở doanh nghiệp tỷ USD">

Đó là năng lực triển khai. Thực tế có nhiều người giỏi nhưng nói người khác không hiểu hoặc không thực thi theo thì cũng vô nghĩa.
Đầu tư 300 triệu USD xây 3 nhà máy mới vào năm 2013, Tập đoàn Tân Hiệp Phát hiện có năng lực sản xuất khoảng 3 triệu lít nước ngọt/ngày. Ở tầm cỡ doanh nghiệp có giá trị tỉ USD Tân Hiệp Phát đang xây dựng một mô hình quản trị nhân sự mới, tạm gọi là "Thuật lãnh đạo Tham gia" trong khát vọng phát triển và trường tồn.



Bà Bích kể lại, năm 2009, khi đã xác lập vị trí số 1 trên thị trường nước giải khát Việt Nam sau 13 năm hoạt động, người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bỗng “chuyển đầu bài”, đặt ra một câu hỏi lớn.


Theo đó, điều hành cho Tân Hiệp Phát tăng trưởng không khó, nhưng làm thế nào để Tập đoàn phát triển lâu dài, nhất là sau khi người sáng lập rời vị trí này?

Giá trị của mỗi nhân sự nằm ở tài năng và khả năng chuyển hóa tài năng cá nhân thành năng lực tập thể. Trong thế giới ngày càng chuyển động nhanh và sáng tạo không ngừng ngày nay, việc có một ý tưởng là quý, nhưng ý tưởng cũng có thể mua hoặc thuê các nhà tư vấn để có được.

Vì thế, chúng tôi rất coi trọng khả năng hòa hợp với văn hóa của tổ chức và khả năng tổ chức công việc của mỗi nhân sự khi gia nhập hành trình chung cùng chúng tôi.
Chúng tôi đã từng trải qua một bài học thú vị. Đó là hồi xây dựng Nhà máy mới cách đây vài năm, do khoản đầu tư rất lớn và mục tiêu xây dựng Nhà máy có quy mô và chất lượng tiêu chuẩn toàn cầu, Tập đoàn đã mời vị giám đốc từng xây nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất thế giới về làm chủ dự án này.
Sau 6 tháng chạy dự án, vị giám đốc không xây được đội ngũ kế tiếp mình và cuối cùng, chúng tôi đã phải chọn một nhân sự khác đảm nhận công việc làm chủ dự án xây dựng Nhà máy.
Thời nay, thời của công nghệ 4.0 với những thay đổi như vũ bão trong cách tương tác giữa con người với con người, giữa con người với công việc.

Vậy đâu là thuận lợi, đâu là thách thức trong công tác quản lý nhân sự của những DN tầm cỡ tỷ USD như Tân Hiệp Phát?

Đúng là cơ hội cho sự thay đổi trong một thế giới đang thay đổi như vũ bão đang ngày càng nhiều và rộng mở. Tuy nhiên, như tôi đã nói, chúng tôi trân trọng văn hóa và năng lực của từng cá nhân.

Nếu bạn làm việc ở Tân Hiệp Phát một thời gian dài và chứng tỏ được tinh thần sẵn sàng cùng khả năng học hỏi, nhận lãnh trách nhiệm cùng quyền làm chủ nhiều hơn, thì chúng tôi sẽ đưa cho bạn nhiều trách nhiệm và quyền làm chủ hơn, cùng những phúc lợi đi kèm với việc nhận lãnh trách nhiệm đó.

Nếu bạn rời Tân Hiệp Phát, chúng tôi chúc bạn những điều tốt lành nhất.

Đừng ngại sự thay đổi. Bạn phải đóng góp mọi tri thức và sự thông thái bạn đã nhận được cho người chủ doanh nghiệp tiếp theo của mình. Và một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ cùng cho nhau quyền lợi từ một sự hợp tác trong tương lai. Chúng tôi vẫn thường đón chào những nhân viên trở lại với mình sau khi họ đã rời đi.
Thế giới mang đến cho các nhà lãnh đạo hai mô hình nhân sinh quan tổng quát. Mô hình lãnh đạo đầu tiên gọi là Chỉ huy-và-Kiểm soát và mô hình này phổ biến đến nỗi mọi người còn không nghĩ nó chỉ là “phong cách;” họ nhìn nhận nó như là “sự quản lý.” Và nó thật sự là quản lý, chứ không phải là lãnh đạo.
Quản lý theo kiểu Chỉ huy-và-Kiểm soát là tuân thủ nội quy, thể hiện quyền lực, chỉ huy dựa trên nhiệm vụ, và có chế tài xử phạt. Những nhân viên dưới quyền quản lý kiểu này sẽ hiểu rằng: họ đang làm việc dưới một loạt điều kiện và tiêu chuẩn chỉ thỉnh thoảng được thể hiện bằng văn bản. Tuy nhiên, phong cách này làm giới hạn khả năng các doanh nghiệp.
Trong khi đó, trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá này, thành công kinh doanh phải xuất phát trực tiếp từ sự đổi mới, không phải từ việc xuôi theo những nội quy.
Nói cách khác, thành công thu nhận về không phải từ việc hành động một cách hoàn hảo những gì đã được biết trước, mà bởi sự mở rộng, đổi mới những gì chưa biết tới.

Môi trường tốt nhất để phát triển những điều chưa được biết đến là một văn hoá doanh nghiệp, nơi mọi người được khuyến khích đổi mới dựa trên lợi ích của công ty.

Chúng tôi đang nỗ lực tạo ra một mô hình thay thế cho phong cách quản lý Chỉ huy-và-Kiểm soát, cha tôi tạm gọi là “Thuật lãnh đạo Tham gia”. Đây là cách tôi nhìn ra sự khác biệt chủ chốt giữa 2 mô hình Chỉ huy-và-Kiểm soát và Hợp tác.

Cùng với đó, chúng tôi duy trì phong cách lãnh đạo bằng điển hình và nhận lãnh trách nhiệm. Khi khó khăn nổi lên, các nhà quản lý phải xem xét bản thân trước khi đổ lỗi cho người khác.

Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề không nằm ở “ngoài kia” mà nằm ở chính nhà quản lý. Khi đó, cần tập trung xử lý vấn đề với tư cách lãnh đạo và giải quyết nó một cách có tâm.

Những giải pháp chỉ phục vụ cho Tân Hiệp Phát - hoặc tệ hơn, chỉ phục vụ cho nhà quản lý - thì không được chấp nhận, bởi lẽ chúng không có giá trị bền vững và vì cộng đồng.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 31/1/2018: Gặp áp lực, giá USD dừng tăng

Giá USD vừa nỗ lực phục hồi được trong phiên hôm qua đã phải giảm giá trở lại trước sức mạnh đồng Euro và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán.
VOH online cập nhật liên tục giá đô la Mỹ và tỷ giá đô la Mỹ trong ngày. Giờ được tính theo giờ Việt Nam (GMT+7). Mức giá trong bài có giá trị tham khảo trong thời điểm cập nhật. Bấm F5 hoặc Refresh để cập nhật tỷ giá ngoại tệ và giá đô la Mỹ mới nhất.

    * Giá đôla Mỹ trên thị trường Forex lúc 8 giờ hôm nay ngày 31/01/2018
    Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đang ở mức 88.98 điểm. 

    Tỷ giá ngoại tệ

    Giá mua

    Giá bán

    Thay đổi

    Tỷ giá EUR/USD

    1.2412

    1.2413

    +0.0009

    Tỷ giá  USD/JPY

    108.94

    108.96

    +0.17

    Tỷ giá GBP/USD

    1.4149

    1.4152

    +0.0004

    Tỷ giá USD/CHF

    0.9349

    0.9352

    -0.0007

    Tỷ giá USD/CAD

    1.2334

    1.2336

    +0.0001

    * Giá đôla Mỹ trên thị trường Forex lúc 6 giờ hôm nay ngày 31/01/2018
    Đầu phiên giao dịch ngày 31/1 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 89,03 điểm.
    Tỷ giá USD đứng ở mức:

    1 euro đổi 1,2447 USD;

     108,48 yen đổi 1 USD

     1,4135 USD đổi 1 bảng Anh

    Thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới giảm mạnh. Thị trường tài chính đảo chiều khiến giá USD khó phục hồi. Đồng USD giảm còn do đồng euro bất ngờ tăng mạnh sau khi khu vực kinh tế sử dụng đồng euro tăng mạnh 2,7% trong năm 2017

    Nhiều nhà đầu tư cho rằng, thị trường đã đánh cược quá nhiều vào triển vọng của nền kinh tế Mỹ sau những quyết định cắt giảm thuế của chính quyền tổng thống Donald Trump. Giá USD thiếu động lực tăng, lại gặp phải áp lực từ nhiều phía.


    Hình minh họa: internet

    Trên thị trường trong nước phiên 30/1 tỷ giá USD/VND ở một số các ngân hàng phổ biến ở mức: 22.675 đồng/USD và 22.745 đồng/USD.

    Nhận định thị trường chứng khoán 30/1: Có thể xuất hiện rung lắc và đi ngang

    Thị trường cần một vài phiên tích lũy để gia cố vùng giá cao đã đạt được trong khoảng 2 phiên trở lại đây trước khi tiếp tục đà đi lên để hướng tới mức đỉnh lịch sử tại 1.179 điểm
    Thị trường sau khoảng thời gian tăng khá mạnh vào tuần trước thì đang phải chịu áp lực chốt lời khá mạnh. Hầu hết các ngành đều đang phân hóa mạnh, chỉ có Ngân hàng và Chứng khoán vẫn đang thu hút được dòng tiền từ nhà đầu tư.

    Trong phiên giao dịch 29/1, dòng tiền của nhà đầu tư đang có xu hướng suy yếu ở các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến nhóm này điều chỉnh và chảy sang các mã cổ phiếu vừa và nhỏ. Nhìn chung, dù áp lực chốt lời lớn nhưng lực đỡ từ dòng tiền của nhà đầu tư vẫn rất mạnh.

    nhan dinh thi truong chung khoan 301 co the xuat hien rung lac va di ngang
    (Ảnh minh họa)
    Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán cho ngày giao dịch 30/1.

    Điều chỉnh ngắn hạn
    Chứng khoán BIDV - BSC

    BSC nhận định thị trường có thể sẽ có những nhịp điều chỉnh ngắn hạn giống phiên 29/1 do khối ngoại đã chuyển qua bán ròng nhưng bức tranh vĩ mô chung vẫn rất tích cực và chỉ số thị trường sẽ tiếp tục con đường vượt qua đỉnh cũ.

    Áp lực bán gia tăng
    Chứng khoán Rồng Việt - VDSC

    Thị trường có biến động tăng, giảm trái chiều nhưng đều thể hiện áp lực bán đang có dấu hiệu gia tăng. Nhà đầu tư có thể xem xét giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu và chờ cơ hội cơ cấu danh mục đầu tư.

    Đi ngang biên độ 1.100 – 1.120 điểm
    Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội - SHS

    Dự báo, trong phiên giao dịch ngày 30/1, VN-Index có thể xuất hiện những biến động rung lắc và đi ngang trong biên độ 1.100 - 1.120 điểm để gia cố cho vùng giá này. Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua mới và có thể tận dụng đà tăng của thị trường để chốt lời dần một phần danh mục. Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2018.

    Monday, January 29, 2018

    Tỷ giá USD hôm nay (30/1) giảm, Dow Jones và S&P 500 giảm mạnh nhất kể từ đầu năm

    Tỷ giá USD hôm nay (30/1) giảm so với yen Nhật trong phiên giao dịch sớm trên thị trường châu Á. Giá vàng và dầu thô cùng giảm trước áp lực từ đồng USD mạnh lên. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, Dow Jones và S&P 500 giảm mạnh nhất kể từ đầu năm.
    ty gia usd hom nay 301 giam dow jones va sp 500 giam manh nhat ke tu dau nam
    Bảng cập nhật tỷ giá ngoại tệ, giá dầu, vàng, và chứng khoán Mỹ. Tổng hợp: Trường Giang.
    Tỷ giá USD hôm nay giảm 0,02% so với yen Nhật xuống 108,94 yen vào lúc 5h30 (giờ Việt Nam)
    Chỉ số USD, cho biết sức mạnh của đồng USD thông qua diễn biến tỷ giá giữa đồng bạc xanh và 6 đồng tiền chủ chốt còn lại, tăng 0,33% lên 89,35 điểm.

    Tỷ giá euro so với đồng bạc xanh giảm 0,01% xuống 1,2382 USD. Trong khi đó, tỷ giá đồng bảng Anh giảm 0,04% còn 1,4069 USD.

    Trên thị trường Việt Nam, tỷ giá USD chợ đen mua vào và bán ra lần lượt ở 22.720 VNĐ/USD (tăng 20 đồng) và 22.730 VNĐ/USD (tăng 10 đồng). Tỷ giá trung tâm ngày 29/1 tăng 10 đồng lên 22.426 đồng đổi 1 USD.

    Giá USD ngày hôm qua tăng so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ quốc tế khi lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đi lên và nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và báo cáo việc làm tháng 1 của Mỹ trong tuần này. Sau chuỗi giảm giá 6 tuần liên tiếp, đồng bạc xanh đang hướng đến mức giảm 3% trong tháng 1 này.
    Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy thị trường kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất khoảng 3 lần trong năm nay, bắt đầu từ tháng 3. Tuy nhiên, một số nhà phân tích từ Goldman Sachs và JP Morgan dự báo Fed sẽ tăng lãi suất 4 lần.

    Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt lên đỉnh hơn ba năm vào hôm qua sau khi các nhận định của quan chức Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) làm tăng kỳ vọng các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ giảm chương trình kích thích tiền tệ trong bối cảnh tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng lên 2,6955%, cao nhất kể từ đầu năm 2014.

    Giá vàng giảm do đồng USD phục hồi
    Hiện, giá vàng giao ngay giảm 0,01% xuống 1.340,23 USD/ounce vào lúc 5h30 (giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá vàng giao tháng 4/2018 giảm 0,99% xuống 1.343,70 USD/ounce.

    Giá vàng ngày hôm qua giảm do đồng USD phục hồi và lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao kỷ lục khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán vàng sau chuỗi tăng giá 6 tuần liên tiếp của kim loại quý này.

    Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt lên cao nhất kể từ đầu năm 2014 trước kỳ vọng các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ cắt giảm gói kích thích kinh tế khi tăng trưởng phục hồi.

    Lãi suất trái phiếu tăng khiến vàng không còn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư vì kim loại quý này không sinh lợi tức. Giá vàng đã tăng hơn 3% kể từ đầu tháng do đồng USD suy yếu và tuần trước đã chạm 1.366,07 USD/ounce, mức cao nhất từ tháng 8/2016.

    Giá dầu giảm trước áp lực từ đồng USD mạnh lên và sản lượng dầu thô Mỹ tăng cao
    Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 0,94% xuống 65,52 USD/thùng. Tương tự, giá dầu thô Brent giảm 1,53% xuống 69,44 USD/thùng.

    Giá dầu chốt phiên ngày hôm qua tăng giảm 1,5% trước áp lực từ đồng USD mạnh lên và sản lượng dầu thô Mỹ tăng cao. Tuy nhiên, giá dầu vẫn hướng đến mức tăng tháng 1 cao nhất trong vòng 5 năm qua.

    Giá dầu thời quan qua hưởng lợi khi giá USD ghi nhận chuỗi giảm 6 tuần liên tiếp. Giá dầu được niêm yết bằng đồng USD, do đó đồng tiền này suy yếu có thể kích thích nhu cầu mua dầu thô của các nhà đầu tư giữ ngoại tệ khác.

    Tiêu thụ dầu đang tăng nhờ tăng trưởng khả quan tại một số nền kinh tế lớn, trong khi OPEC và các quốc gia đối tác tiếp tục cam kết hạn chế sản lượng dầu mỏ.

    Phạm Công Danh còn tài sản nào để trả nợ cho bà Trần Ngọc Bích?

    Chủ đề: https://goo.gl/HHPAvn

    Bà Trần Ngọc Bích khẳng định không có quan hệ vay mượn với Phạm Công Danh, chỉ cho Trang “phố núi” vay tiền.

    Ngược lại, bị cáo “cầm đầu” vụ án dù quả quyết không chỉ đạo cấp dưới rút 5.190 tỷ đồng của bà Bích nhưng lại tuyên bố sẵn sàng chịu trách nhiệm trả nợ số tiền này.
    Phạm Công Danh tại một phiên xử.

    Lời khai các bị cáo đối nhau


    Tại các phiên tòa trước, bà Trần Ngọc Bích khai không có quan hệ tín dụng với Phạm Công Danh mà chỉ cho Phạm Thị Trang (tức Trang “phố núi”) vay tiền. Các giao dịch đã được tất toán trước tháng 7/2014, trước thời điểm xảy ra vụ án.

    Từ ngày 21/8 và 26/8/2013, bà Bích nhận được các khoản tiền từ Phạm Thị Trang trả nợ theo thỏa thuận ngày 21/6 và 30/7/2013. Số tiền này, bà Trần Ngọc Bích chỉ định nhận tại tài khoản ông Trần Quí Thanh (cha của bà Bích).

    Từ nguồn tiền bà Trang trả nợ, bà Bích đã trả nợ các khoản vay tại VNCB. Sau khi đã giải chấp các sổ tiết kiệm, Bích lại dùng các sổ này thế chấp vay tiếp 3.100 tỷ đồng (21/8) và 2.090 tỷ đồng (ngày 26/8). Sau khi vay, bà Bích có thực hiện các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn.

    5.190 tỷ này VNCB đang giữ và quản lý

    Cũng trong hai ngày kể trên, tổng số tiền 5.190 tỷ đồng trong tài khoản của bà Bích đã bị Hoàng Đình Quyết, nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn chuyển sang tài khoản của Phạm Công Danh theo sự chỉ đạo của Danh.

    Việc chuyển tiền này trái ý muốn của bà Bích, không có chữ ký của bà Bích, và không thông báo cho bà Bích biết.

    Chưa dừng lại, Phạm Công Danh và các đồng phạm còn rút 300 tỷ đồng từ VNCB không có hồ sơ vay, chuyển vào tài khoản cho Phạm Công Danh chi xài cá nhân nhưng khai rằng số tiền này do 3 cá nhân thuộc nhóm bà Bích gồm Trần Hoài Phục, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Ngô Bích Thùy Trang đã vay của VNCB.

    Tại tòa, Quyết khai thực hiện chuyển tiền theo chỉ đạo của Danh, còn Danh phủ nhận lời khai của Quyết.

    Tuy vậy, dù Phạm Công Danh khăng khăng nói rằng không chỉ đạo Quyết chuyển 5.190 tỷ đồng từ tài khoản bà Bích sang tài khoản của mình nhưng bị cáo Danh sẵn sàng chịu trách nhiệm trả khoản tiền khổng lồ này.

    Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đã chất vấn nhằm làm rõ các hành vi của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết nhưng các bị cáo này đều quanh co, tránh né.

    Sau này, khi phát hiện ra sự việc, bà Bích nhiều lần yêu cầu ngân hàng giải quyết. Ngày 22/4/2014, HĐQT của VNCB có biên bản cam kết giải quyết, sau đó ra nghị quyết cam kết không tính lãi các khoản vay 5.190 tỷ đồng, không tự ý tất toán khoản vay, và tiếp tục trả lãi các sổ tiết kiệm.

    Ngày 11/8, trước câu hỏi “phải chăng ngân hàng cố tình che giấu thông tin chuyển tiền trái ý của bà Bích” của luật sư Uyên, bị cáo Phạm Công Danh đã nổi cáu, quát nạt luật sư ngay trước mặt HĐXX. Hành vi này của Danh bị Chủ tọa phiên tòa cảnh cáo.

    Cũng tại tòa, nhân viên kế toán của Phạm Công Danh ở Tập đoàn Thiên Thanh cũng đã thừa nhận ghi thêm chữ “lãi ngoài” vào biên nhận tiền và sau đó nhân viên này bị đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự.

    Ai được lợi?

    Ngày 16/8, tại phần luận tội, đại diện VKS đã kết luận cáo trạng truy tố các bị cáo là đúng người đúng tội và khẳng định chưa có căn cứ chứng minh quan hệ vay mượn giữa Phạm Công Danh và nhóm Trần Ngọc Bích.

    Nhưng trong các lời khai của mình, Phạm Công Danh vẫn quả quyết có quan hệ vay mượn với bà Bích.

    Phải chăng, với việc “vơ món nợ” 5.190 tỷ đồng vào người, Danh đang muốn hoán đổi quan hệ giao dịch giữa bà Bích với VNCB trở thành quan hệ giao dịch giữa cá nhân bà Bích với cá nhân Phạm Công Danh.

    Đây là thao tác khôn ngoan, hòng đẩy giao dịch này về dân sự, để Danh thoát tội.

    Sáng nay, 17/8, tại phần bào chữa cho thân chủ của mình, luật sư Phan Trung Hoài đã đề nghị HĐXX xem xét 5.190 tỷ đồng là không có cơ sở VNCB bị thiệt hại nên cần tách ra.

    Mặt khác, nếu trừ ra 5.490 tỷ đồng mà nhóm bà Bích tranh chấp với VNCB thì số tiền mà cáo trạng truy tố bị cáo Phạm Công Danh với hành vi cố ý làm trái là trên 1.000 tỷ đồng, cộng thêm 2.090 tỷ đồng thì thiệt hại chỉ trên 3.000 tỷ đồng (chứ không phải hơn 9.000 tỷ đồng - PV).

    Phải chăng vì thế, Danh cố tình “lôi” bà Bích vào cuộc? Nhận nợ của bà Bích vào người thì Phạm Công Danh sẽ thành “con nợ” gần 6.000 tỷ đồng của bà Bích, và phải có trách nhiệm trả.

    Phạm Công Danh và luật sư dùng đến chiêu bài ‘thà ôm thêm nợ chứ không ôm thêm tội’.

    Tuy vậy, nếu tỉnh táo suy xét thì rõ ràng: Số tài sản của Danh đã bị CQĐT kê biên để khắc phục hậu quả vụ án, vậy Phạm Công Danh còn tài sản nào để trả nợ cho bà Bích?


    Nguồn: http://baodatviet.vn/phap-luat/phap-dinh/vi-sao-pham-cong-danh-keo-ba-tran-ngoc-bich-vaocuoc-choi-3316633/

    Tỷ giá ngoại tệ ngày 29/1: Ôm USD, nhiều nỗi lo

    Tỷ giá ngoại tệ ngày 29/1 tăng nhẹ sau khi giảm xuóng mức thấp nhất ba năm. Tính từ đầu năm 2017, đồng bạc xanh đã giảm gần 10%, thời kỳ tồi tệ nhất kể từ 2003.

    Tính đến đầu phiên giao dịch (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,48% xuống 88,76.
    Đồng đô la đã vượt khởi mức thấp phiên nhưng vẫn chịu áp lực khi nền kinh tế Mỹ chậm lại nhiều hơn dự kiến trong quý cuối cùng của năm 2017. Bộ Thương mại cho biết, sản lượng nội địa tăng 2,6% hàng năm trong giai đoạn tháng 10-12, dưới mức dự báo của các nhà kinh tế tăng trưởng 3%.

    TỶ GIÁ, TỶ GIÁ NGOẠI TỆ, TỶ GIÁ USD, ĐÔ LA MỸ, USD CHỢ ĐEN, USD TỰ DO, ĐÔ LA CHỢ ĐEN,

    Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp của Price Futures Group, Phil Flynn, cho rằng bất chấp tuyên bố về việc một đồng USD mạnh, thị trường vẫn cần xem xét ý kiến ủng hộ đồng bạc xanh yếu.

    Đồng yen tăng mạnh sau khi thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda cho biết, lạm phát đang gần mức 2%, kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản sớm có thể bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.

    Tuy nhiên, Kuroda nhắc lại rằng Ngân hàng trung ương Nhật sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế bằng cách nới lỏng tiền tệ nhưng không làm cản trở đồng yên khi đồng USD/JPY giảm 0,94% xuống còn 108.88.

    Đồng bảng Anh cũng tăng thêm áp lực lên đồng đô la sau khi nền kinh tế Anh bất ngờ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến. GBP/USD tăng 0,42% lên 1.4198 Bảng Anh.
    EUR/USD tăng 0,34% lên 1,2439, sau khi Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết, ngân hàng trung ương đang tiến gần tới một lập trường cứng rắn hơn về chính sách tiền tệ.

    Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.416 đồng.

    Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 22.675 đồng (mua) và 22.745 đồng (bán). Vietinbank: 22.674 đồng (mua) và 22.744 đồng (bán). ACB: 22.670 đồng (mua) và 22.740 đồng (bán). Techcombank: 22.665 đồng (mua) và 22.755 đồng (bán).