Thursday, December 17, 2020

4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích đúng hẹn năm 2020

Nguồn: https://vietnambiz.vn/4-cong-trinh-trong-diem-cua-tp-hcm-chua-the-ve-dich-dung-hen-nam-2020-20201216143212647.htm

Báo cáo của Cục Thống kê TP HCM vào cuối tháng 11 cho biết, 4 dự án giao thông đường bộ trọng điểm của thành phố không thể cán đích đúng hẹn trong năm 2020. Lý do phần lớn đều liên quan đến giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan đến vốn.

Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 (Quận 2 và Quận 1) 

4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 1.
Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 có tổng vốn đầu tư 3.082 tỉ đồng, nối khu đô thị Thủ Thiêm với trung tâm quận 1. Công trình được khởi công từ tháng 2/2015 và dự kiến hoàn thành 4/2020. Tuy nhiên đến cuối tháng 11/2020 mới thi công đạt 70% khối lượng. Hiện dự án còn vướng đền bù giải tỏa phía quận 1. (Ảnh: Minh Hằng).
4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 2.
Phần vướng đền bù giải tỏa ở quận 1 với diện tích 11.114 m2 đất nhà máy Ba Son, 1.607 m2 đất của Bộ Tư lệnh Hải Quân và 158,7 m2 đất do Văn phòng Chính phủ quản lý. (Ảnh: Minh Hằng).
4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 3.
Phối cảnh toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm. (Ảnh: Kinh doanh Địa ốc).

Dự án xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2)

4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 4.
4 tuyến đường chính thuộc quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT trên diện tích đất 375.757m2 gồm Đại lộ vòng cung (tuyến R1); đường ven hồ trung tâm (tuyến R2); đường ven sông Sài Gòn (tuyến R3); đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông - khu dân cư (R4). (Ảnh: Minh Hằng).
4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 5.
Dự án có tổng chiều dài 11,9km gồm 10 cầu, tổng mức đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2017. Dự án đã thi công đạt 85% khối lượng, và đang tạm ngưng thi công do vướng mặt bằng chưa giải tỏa. (Ảnh: Minh Hằng).
4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 6.
Quy hoạch dự án xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh: Dự án Đại Quang Minh).

Dự án sửa chữa, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh (Quận Bình Thạnh và Quận 1)

4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 7.
Dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh dự kiến triển khai tháng 6/2019 - 8/2020, hoàn thành vào 9/2020 với tổng đầu tư gần 473 tỷ đồng.Tổng chiều dài của dự án là 3,2 km đi qua địa bàn quận 1 và Bình Thạnh giúp giải quyết ngập úng cho khu vực trên. (Ảnh: Minh Hằng).
4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 8.
Tính đến cuối tháng 11, dự án chỉ mới đạt 36% khối lượng, nguyên nhân tiến độ dự án bị chậm là do chủ đầu tư chưa giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công. Dự kiến toàn bộ dự án sửa chữa hoàn thành trước 30/4/2021. (Ảnh: Minh Hằng).
4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 9.
Đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh nối Quận Bình Thạnh và Quận 1. (Ảnh: Google map).

Dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy (Quận 2)

4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 10.
Dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy có mức đầu tư giai đoạn 1 là 838 tỉ đồng và giai đoạn 2 là 1.435 tỉ đồng. (Ảnh: Minh Hằng).
4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 11.
Dự án được khởi công từ tháng 6/2016. Tính đến cuối tháng 11/2020, dự án đạt 45% khối lượng. Hiện các hạng mục xây dựng các nhánh đường quanh nút giao tạm dừng thi công vì chờ mặt bằng. (Ảnh: Minh Hằng).
4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 12.
Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc, mục tiêu của công trình này nhằm giảm tải cho khu vực ra vào cảng Cát Lái, Quận 2. (Ảnh: Minh Hằng).
4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 13.
Bên trong công trình xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy. (Ảnh: Minh Hằng).

4 công trình trọng điểm của TP HCM chưa thể về đích năm 2020 - Ảnh 14.
Phối cảnh dự án nút giao Mỹ Thủy. (Ảnh: Sở Quy hoạch Kiến trúc).

Thursday, November 12, 2020

Việt Nam có thể nằm đâu trong chính sách thương mại của ông Biden?

Theo Bloomberg, ông Biden cần định hình lại chính sách thương mại của Mỹ theo hướng giải phóng hoạt động thương mại với đồng minh như EU và các đối tác tiềm năng như Việt Nam, song cần tiếp tục đẩy lùi tham vọng vượt lên dẫn đầu của Bắc Kinh.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/viet-nam-co-the-nam-dau-trong-chinh-sach-thuong-mai-cua-ong-biden-20201111175632087.htm

  • Nếu Đảng Dân chủ không giành được quyền kiểm soát Thượng viện, Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể sẽ khá chật vật khi thực hiện các thay đổi chính sách sâu rộng.

    Tuy nhiên, quyền lực hành pháp của tổng thống Mỹ đã mở rộng đến mức mà ông Biden có thể đạt được tiến bộ trên một số mặt trận mà không cần cái gật đầu đồng ý của Đảng Cộng hòa.

    Bloomberg nhận định, một trong các lĩnh vực hứa hẹn nhất mà ông Biden có thể tác động chính là thương mại. Ông sẽ có quyền đảo ngược nhiều chính sách tiêu cực của chính quyền Tổng thống Trump để tăng cường quan hệ thương mại với các đồng minh và đồng minh tiềm năng, đồng thời duy trì ưu thế về công nghệ với Trung Quốc.

    Gỡ bỏ thuế quan trừng phạt đối với đồng minh

    Theo Bloomberg, đầu tiên ông Biden nên dỡ bỏ toàn bộ thuế quan đang áp dụng đối với các nước phát triển như Canada, Nhật Bản cũng như châu Âu. Hiện tại, thuế quan của ông Trump với các quốc gia/khu vực trên đang gây ra một cuộc chiến ăn miếng trả miếng nguy hiểm và hoàn toàn phản tác dụng.

    Việt Nam có thể nằm đâu trong chính sách thương mại của chính quyền ông Biden? - Ảnh 1.

    Hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Canada không phải là mối đe dọa với công nhân Mỹ, vì các nước/khối kinh tế này cũng có mức lương cao, các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ lao động nghiêm ngặt.

    Hơn nữa, EU, Nhật Bản hay Canada cũng không đe dọa đến ưu thế công nghệ của Mỹ vì họ đều tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Cuối cùng, EU, Nhật Bản và Canada là đồng minh của Mỹ và là nhân tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh địa chính trị với Trung Quốc.

    Nhìn chung, Bloomberg nhận thấy không có lí do gì để Mỹ duy trì thuế quan với các nước trên và ông Biden nên ngay lập tức loại bỏ chúng khi luật pháp cho phép.

    Tái gia nhập TPP

    Động thái gây tranh cãi hơn sẽ là tái gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là một trong các thành viên tích cực nhất.

    Rút khỏi TPP là một trong các bước đi chính sách đầu tiên của ông Trump khi nhậm chức vào năm 2017. Ngay cả Thượng nghị sĩ Bernie Sanders - người thường xuyên nặng lời chỉ trích ông Trump - cũng đồng ý với ông Trump về việc không gia nhập TPP.

    Song, nhờ nỗ lực của các nhà lãnh đạo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà đến nay hiệp định TPP vẫn còn tồn tại, liên tục được cải tiến và luôn chờ đợi Mỹ quay lại. Tổng thống đắc cử Joe Biden không thể phê chuẩn TPP nếu không có cái gật đầu của Quốc hội, tuy nhiên ông có thể tham gia đàm phán trở lại.

    Ngoài vấp phải phản ứng trái chiều đối với ý tưởng tự do thương mại, TPP bị lưỡng đảng Mỹ phản đối vì hai lí do. Đầu tiên, TPP có chứa các điều khoản về sở hữu trí tuệ khá phức tạp, song hiện đã bị loại bỏ.

    Thứ hai, TPP có một số thành viên như Việt Nam. Nước ta đang công nghiệp hóa nhanh chóng và trong vài năm qua đã trở thành điểm thu hút đầu tư nước với chi phí lao động thấp. Trải nghiệm của Mỹ với Trung Quốc trong thập niên 2000 khiến một số người e ngại về việc mở cửa quan hệ thương mại với Việt Nam.

    Dù công chúng Mỹ có một số lo ngại như thế, Tổng thống Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo và các quan chức khác lại phát đi tín hiệu tích cực về quan hệ thương mại song phương Mỹ - Việt Nam.

    Hồi tháng 7, nhân kỉ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, ông Trump và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi thư chia sẻ tầm nhìn chung. Trong thư, hai nhà lãnh đạo cam kết sẽ tiếp tục mở rộng Quan hệ Đối tác Toàn diện, đảm bảo thương mại và đầu tư thông thoáng, công bằng và có qua có lại,...

    Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng bình luận: "Tương tác hàng ngày giữa hai nước được thể hiện thông qua mối quan hệ thương mại và đầu tư ngày càng thắt chặt, hợp tác chiến lược về nhân đạo và các vấn đề chiến tranh còn sót lại,...".

    Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ là đối tác quan trọng của Mỹ trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

    Cuối tháng 3 năm nay, truyền thông quốc tế đưa tin "Bộ tứ kim cương" (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã chính thức mời thêm ba nước khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand tham gia thảo luận cách thức liên kết chuỗi cung ứng.

    Nguyên nhân là đại dịch COVID-19 đã phơi bày mặt trái của nền kinh tế thế giới khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

    Theo Bloomberg, nếu Washington hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế bằng cách xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, sức mạnh của Trung Quốc có thể bị kiềm chế phần nào. Bloomberg cũng đưa ra lập luận tương tự nếu Indonesia gia nhập TPP.

    Dù thường bị đánh giá thấp nhưng địa chính trị cũng là một lí do để Mỹ tái gia nhập TPP. Theo lí giải của Bloomberg, hiệp định TPP đang tạo ra một khối thương mại lớn gồm các quốc gia châu Á xoay trục về phía Mỹ thay vì Trung Quốc.

    Đối chọi Trung Quốc

    Khía cạnh cuối cùng trong chính sách thương mại của ông Biden là Trung Quốc. Các chuyên gia dự đoán, chính sách Trung Quốc của ông Biden cũng sẽ cứng rắn như của chính quyền ông Trump, thậm chí là mạnh bạo hơn. Trong tương lai, Mỹ và Trung Quốc nhìn chung khó tránh khỏi kịch bản tranh chấp về địa chính trị.

    Khác ông Trump, Tổng thống đắc cử Biden có ý định đối đầu với Trung Quốc bằng cách khôi phục ưu thế công nghệ và sức mạnh kinh tế của Mỹ, cũng như thông qua phương án hợp tác cùng các đồng minh khác. TPP nên là một phần trong chiến lược này.

    Tuy nhiên, kế hoạch của ông Biden cũng đòi hỏi Mỹ phải kiềm chế sức mạnh công nghệ của Trung Quốc, mà cạnh tranh công nghệ lại là một điểm trọng yếu trong cuộc chiến thương mại của ông Trump. Do đó, ông Biden nên tiếp tục cuộc tranh giành ưu thế công nghệ mà ông Trump khơi mào.

    Cũng vì vậy mà ông Biden nên tiếp tục chống lại sự thống trị của Huawei Technologies trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu. Ông nên tiếp tục đánh giá kĩ càng các khoản đầu tư của Trung Quốc thông qua Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFIUS) và gây áp lực buộc Trung Quốc phải hạn chế hoạt động gián điệp công nghệ.

    Ở khía cạnh thuế quan trừng phạt với Trung Quốc, vấn đề khó xử trí hơn. Theo Bloomberg, ông Biden nên loại bỏ thuế quan đối với các nguyên liệu đầu vào trung gian mà các nhà sản xuất Mỹ mua từ Trung Quốc, vì điều này chỉ làm tăng chi phí sản xuất tại Mỹ và cuối cùng gây tổn hại cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế số một thế giới.

    Tuy nhiên, thuế quan đối với hàng thành phẩm của Trung Quốc (đặc biệt là hàng hóa có thương hiệu và giá trị cao) nên được giữ nguyên. Washington dưới thời ông Biden có thể sử dụng các mức thuế quan này để buộc Trung Quốc tăng giá đồng nội tệ.

    Tóm lại, ông Biden có thể sử dụng quyền lực hành pháp để xác định hướng đi mới cho nước Mỹ ở phạm trù thương mại. Thời đại tự do thương mại trong quá khứ đã kết thúc, nhưng cuộc chiến thương mại hỗn loạn của ông Trump không phải là con đường Mỹ nên đi.


Monday, November 2, 2020

Đối lập Trump – Biden về loạt vấn đề gai góc

 Những đối lập gay gắt về tư tưởng điều hành đất nước khiến cho cử tri Mỹ dễ dàng phân biệt đường lối chủ đạo của đương kim Tổng thống Donald Trump và ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden.

[Infographic] Đối lập Trump – Biden về loạt vấn đề gai góc - Ảnh 1.

Trong các lĩnh vực lớn như thương mại, thuế suất, khí hậu, sắc tộc, an ninh quốc gia, nhập cư và xử lí COVID-19, quan điểm của hai ứng viên Trump-Biden khác biệt nhau một trời một vực. Liệu cử tri Mỹ sẽ muốn đất nước của mình đi theo con đường nào?

Theo tờ VOA News, Nhìn chung Tổng thống Trump đã điều hành theo phong cách mà ông tranh cử 4 năm trước đây, tức là một chính trị gia Cộng hoà không theo khuôn phép cũ mà tự đi theo con đường của riêng mình.

Tư tưởng này của ông Trump được áp dụng cho cả mối quan hệ đối ngoại với quốc gia khác lẫn các chính sách đối nội. Với bên ngoài, ông Trump thử thách mối quan hệ của Mỹ với đồng minh cũng như địch thủ. Ở trong nước, ông Trump vận dụng tối đa quyền lực của nhánh hành pháp và thường bị cấm cản bởi các ràng buộc tư pháp.

Ông Biden thì ngược lại, tranh cử chủ yếu dựa trên các chủ trương tiến bộ kèm theo lời hứa sẽ đưa đất nước trở lại một phong cách chính trị truyền thống hơn: Ít sử dụng các dòng trạng thái Twitter và tập trung hơn vào các thảo luận chính sách chi tiết.

[Infographic] Đối lập Trump – Biden về loạt vấn đề gai góc - Ảnh 2.

Đồ hoạ Đức Bùi. Nội dung: Đức Quyền - Song Ngọc (tham khảo VOA News, CNBC).