Tuesday, May 29, 2018

Giá lúa gạo tăng nhẹ trong tháng 5 nhờ nhu cầu tiêu thụ tốt

Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp cho biết, giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ trong tháng 5; trong khi giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm cũng tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL như sau:
Địa phương
Giống lúa
Giá (đồng/kg)
Thay đổi
An Giang
Lúa IR50404 – lúa ướt
5.500
-
Vĩnh Long
Lúa IR50404 (Đông xuân) – lúa ướt
5.400
-
Lúa IR50404 (Đông xuân) – lúa khô
6.000
Tăng 100
Kiên Giang
Lúa IR50404
6.200 – 6.400
Tăng 100
Lúa OM 4218
6.700 - 6.800
Tăng 200
Lúa OM 6976
6.600 - 6.700
Tăng 100
Lúa Jasmine
6.600 – 6.800
-
Công ty Lương thực tỉnh Bạc Liêu
Lúa khô
7.500
-
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Như vậy trong 5 tháng đầu năm, giá lúa có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ đi lên. Trong đó, lúa thường tăng 100 – 200 đồng/kg, lúa chất lượng cao tăng 400 – 500 đồng/kg.
Báo cáo cũng cho biết, giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 503 USD/tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Lũy kế đến tháng 5, khối lượng gạo xuất khẩu ước tăng 13,9% lên 2,66 triệu tấn, với giá trị xuất khẩu đạt 1,45 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, Việt Nam đã trúng thầu xuất 300.000 tấn gạo sang Indonesia và 130.000 tấn gạo sang Philippines, đều qua hình thức G2G.
Bộ Nông nghiệp dự báo từ nay đến hết tháng 6, giá lúa gạo trong nước tiếp tục diễn biến tích cực do triển vọng xuất khẩu gạo trở lại sang Philippines.
Tình hình trồng trọt trên cả nước
Tính đến 15/5, cả nước đã gieo cấy được 3.108.000 ha lúa Đông xuân, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ. Các địa phương miền Bắc đã gieo cấy được 1.140.000 ha lúa Đông xuân, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn các tỉnh đã kết thúc gieo cấy.
Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng đã gieo cấy 532.400 ha, bằng 99,3% so với cùng kỳ. Diện tích lúa Đông xuân ở vùng Đồng bằng sông Hồng có xu hướng giảm trong những năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tại miền Nam, tính đến ngày 15/5, các tỉnh đã xuống giống lúa Hè thu được 1.108.200 ha, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông cửu long đạt 1.047.000 ha, giảm 11,6%. Nhìn chung, tiến độ gieo trồng lúa Hè thu chậm so cùng kỳ do ảnh hưởng của lúa Đông xuân gieo trồng và thu hoạch muộn. Hiện lúa Hè thu đang ở giai đoạn đẻ nhánh đến chắc xanh, cây lúa sinh trưởng và phát triển khá.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.