Philippines đang tiến tới loại bỏ quy định hạn chế gạo nhập khẩu kéo dài hơn hai thập kỷ trong bối cảnh đối mặt với lạm phát gia tăng và khả năng các đe dọa lệnh trừng phạt thương mại vì chính sách. Việc điều chỉnh có thể hỗ trợ người tiêu dùng, trong khi gia tăng áp lực đối với người nông dân.
Động thái này cũng sẽ thúc đẩy các nhà cung cấp gạo nước ngoài chính của Philippines, gồm Việt Nam và Thái Lan, với nhập khẩu dự kiến có thể tăng gấp đôi lên 3 triệu tấn/năm, đưa quốc gia này trở thành người mua lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Giá gạo tại cửa hàng và chợ ở quốc gia Đông Nam Á đã tăng khoảng 9% trong giai đoạn tháng 1 – tháng 7 lên trung bình 42 peso/kg (tương đương 78 US cent/kg), trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm vì nhập khẩu bị trì hoãn.
Ảnh: Reuters.
Sự gia tăng này đã tác động mạnh tới người tiêu dùng tại quốc gia, nơi gạo là thực phẩm thiết yếu trong các bữa cơm hàng ngày của người dân, và đã kéo lạm phát lên mức cao nhất trong vòng 9 năm.
"Hạ nhiệt giá gạo là việc làm quan trọng để giảm nghèo đói vì gạo là nhân tố chính thúc đẩy lạm phát", ông Gil Beltran, Thứ trưởng bộ Tài chính Philippines cho biết.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, đã thúc đẩy Quốc hội thay thế hạn ngạch nhập khẩu với hệ thống thuế quan.
Việc thay đổi chính sách được Hạ viện Philippines thông qua vào đầu tháng 8, và người đứng đầu Ủy ban Thượng viện về thực phẩm và nông nghiệp, bà Cynthia Villa phát biểu trong tuần trước rằng, thượng viện sẽ sớm bắt đầu cân nhắc về vấn đề này.
Theo động thái này, nguồn cung từ Đông Nam Á sẽ bị áp 35% thuế quan và nhập khẩu từ các nơi khác sẽ đối mặt với mức thuế lên tới 180%, với các quy trình được sử dụng để hỗ trợ những dự án tái chính cho người nông dân để hiện đại hóa ngành công nghiệp và thúc đẩy năng suất. Chỉ khoảng 1% nhập khẩu gạo đến từ các quốc gia bên ngoài Đông Nam Á.
Ảnh: Reuters.
Ngay cả với thuế quan 35%, giá gạo nhập khẩu sẽ vào khoảng 30 peso/kg, rẻ hơn 10 peso đối với mức giá địa phương hiện tại.
Theo tính toán của bộ tài chính, chính phủ có thể thu tới 27 tỷ peso hàng năm, tương đương 500 triệu USD, từ thuế gạo.
Mặc dù vậy, các hiệp hội nông dân cho biết trong một thông báo gửi lên các nhà hoạch định chính sách hồi tháng 7 rằng, quyết định này sẽ đẩy giá sản phẩm nội địa xuống thấp, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng địa phương.
"Toàn bộ chuỗi thị trường gạo sẽ bị ảnh hưởng vì các nhà xay xát, thương nhân, nhà vận tải và các nhà cung cấp dịch vụ có thể bị phân tán bởi những khối lượng gạo nhập khẩu lớn chảy vào, thay thế sản xuất địa phương", hội nông dân cho biết.
Chi phí sản xuất của Philippines thấp hơn nhiều so với Việt Nam và Thái lan, nhờ các kênh tưới tiêu rộng lớn với hệ thống sông khổng lồ, cho phép họ sản xuất hàng loạt một lượng lớn gạo mà không quan tâm tới chất lượng.
"Một khi cánh cửa thị trường hoàn toàn mở cửa và không có hạn chế nào được đưa ra, không có lưới an toàn nào có thể bảo vệ ngành công nghiệp gạo địa phương từ lượng gạo nhập khẩu khổng lồ chảy vào", ông Antonio Flores, Tổng thư ký của hiệp hội nông dân Kilusang Magbubukid ng Pilipinas, cho biết.
Philippines đã cho phép giữ hạn ngạch nhập khẩu khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với các nông sản khác vào năm 1995. Quốc gia này hạn chế khu vực tư nhân nhập khẩu 805.200 tấn/năm.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.