Wednesday, September 12, 2018

Cơn sốt đất đầu tiên của Nhơn Trạch

Tin tức bất động sản: Trong quy hoạch tổng thể, thành phố mới Nhơn Trạch có hàng trăm dự án thành phần với nhiều lợi thế. Chính vì vậy, nơi đây trở thành cuộc đua của các dự án phát triển khu đô thị, khu dân cư mới. Tuy nhiên, thành phố mới này không thu hút được người dân đến sinh sống như kỳ vọng. Hàng chục dự án "chết lâm sàng" tại đây.

đọc thêm: Hàng loạt đại gia đổ nghìn tỷ vào bđs hưng Yên

Toàn cảnh khu đô thị "ma" Nhơn Trạch sau những cơn sốt đất ảo

Gần 20 năm qua, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) từng được kỳ vọng sẽ là một thành phố mới phát triển nhanh chóng, là vệ tinh đắt giá của TP.HCM, một "Đông Sài Gòn" sầm uất. Tuy nhiên, sau 20 năm đến nay đô thị mới Nhơn Trạch được nhiều người trong giới địa ốc vẫn gọi Nhơn Trạch bằng những từ không mấy thiện cảm như "thành phố ma" hay "cú lừa lớn của thập niên"…

Nhìn lại quá khứ, có thể nhận thấy tại đây cũng vì thông tin nhiều dự án hạ tầng giao thông được "bơm thổi" quá lớn nên đã liên tục xảy ra các cuộc sốt đất ảo. Kết quả, đến thời điểm hiện tại thị trường dường như đã mất niềm tin vào khu vực này, ngay trong lòng khu đô thị Nhơn Trạch vẫn còn các dự án bỏ hoang, bốn bề hoang vắng và chỉ phát triển được cây cao su.

Cơn sốt đất đầu tiên của Nhơn Trạch diễn ra vào năm 1996, khi huyện này được phê duyệt quy hoạch lên thành phố, là đô thị loại II với dân số dự kiến năm 2005 là 100.000 người cho diện tích 2.000ha và đến năm 2020 khoảng 500.000 người cho diện tích 8.000ha. Huyện Nhơn Trạch có đầy đủ các khu chức năng như công nghiệp, dân dụng, đô thị...


Lần thứ 2, giá đất Nhơn Trạch lên đỉnh bắt đầu từ năm 2006, khi có thông tin xây cầu nối với quận 9, TP.HCM. Đến năm 2014, dự án sân bay quốc tế Long Thành được thông qua chủ trương, đất đai ở huyện Nhơn Trạch lại sốt lần thứ 3, sau đó trầm lắng.

Lần thứ 4 là vào năm 2016, khi TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái. Điểm đầu dự án kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy, quận 2 và điểm cuối cách bến phà Cát Lái hiện hữu khoảng 1,2km, thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch.

Lần thứ 5 là hồi đầu tháng 8 vừa qua, khi UBND tỉnh Đồng Nai họp với TP.HCM về phương án xây cầu Cát Lái. Theo đó, Đồng Nai tỏ ra sốt ruột với việc TP.HCM chậm triển khai các thủ tục để có phương án xây cầu Cát Lái, nên tỉnh Đồng Nai đang muốn thay TP.HCM chủ trì thực hiện dự án.

Tại cuộc họp này, TP.HCM đồng ý để Đồng Nai làm chủ đầu tư dự án xây cầu Cát Lái. Thông tin này một lần nữa đã khiến thị trường bất động sản Nhơn Trạch sốt ảo trở lại. Bởi tàn tích của 2 lần sốt đất trước đó là hàng trăm ha đất nền đã làm xong hạ tầng nhưng không có một nóc nhà, cỏ dại mọc um tùm. Một số biệt thự, chung cư đã xây xong phần thô thì rêu phong phủ kín…


Đến nay, mặc dù có vị trí chiến lược và được kỳ vọng nhiều, song tiến độ phát triển của vùng đất này không như mong đợi. Sau 20 năm Nhơn Trạch vẫn không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại II, do đó tiến độ này được điều chỉnh lại.


Theo quy hoạch mới, vào năm 2020 Nhơn Trạch có thể đạt tiêu chí đô thị loại III, đến năm 2026 lập đề án công nhận đạt tiêu chuẩn loại II. Quy hoạch mới giúp Nhơn Trạch “giãn” ra thêm 6 năm để hoàn thành các tiêu chí của đô thị loại II, do đó những “cú hích” là rất cần thiết để giúp vùng đất này phát triển.


Cùng số phận với những dự án thành phố mới tại Bình Dương, Long An..., Nhơn Trạch bao năm qua vẫn nằm ở dạng “đô thị tiềm năng”, nhiều dự án khu dân cư vắng người, xuống cấp khiến nhiều người gọi nơi đây là “thành phố ma”.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.