Trong điều kiện huy động nguồn lực kéo lưới điện đến vùng sâu và xa hiện nay còn khó khăn, các giải pháp năng lượng tái tạo tại chỗ sẽ hiệu quả hơn do chi phí không quá tốn kém trong khi nhu cầu sử dụng điện ở các khu vực này rất thấp.
Chia sẻ bên lề sự kiện Tuần lễ Năng lượng Bền vững Việt Nam, bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cho rằng, điểm mấu chốt giúp giảm giá thành lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời là phát triển và nhân rộng quy mô thị trường.
Bà Khanh lấy ví dụ, nếu như cách đây 3 năm, chi phí lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời với công suất 1,5KW lên tới 120 triệu đồng thì đến nay con số này giảm hơn một nửa xuống còn khoảng 47 triệu đồng. Độ bền của tấm pin năng lượng mặt trời hiện nay lên tới 20 - 25 năm.
Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID). Ảnh: Đức Quỳnh
Bà Khanh cho rằng, đối tượng ưu tiên thực hiện việc nhân rộng mô hình năng lượng điện tái tạo là các hộ gia đình khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa bằng cách đưa điện tái tạo vào Chương trình Điện khí hóa Nông thôn. Điều này giúp đảm bảo mục tiêu xã hội và công nghệ.
"Ngoài ra, việc đưa điện năng lượng mặt trời vào trong chương trình còn tạo cơ hội để thử nghiệm, thực hành việc phát triển mô hình điện tái tạo. Đây là dư địa để cho các doanh nghiệp vừa và nhóm, các nhóm khởi nghiệp tham gia", bà Khanh nhận định.
Việc đưa năng lượng tái tạo vào chương trình điện khí hóa nông thôn hoàn toàn có thể làm được. Theo bà Khanh, trong điều kiện huy động nguồn lực kéo lưới điện đến vùng sâu và xa hiện nay còn khó khăn, các giải pháp năng lượng tái tạo tại chỗ sẽ hiệu quả hơn do chi phí không quá tốn kém trong khi nhu cầu sử dụng điện ở các khu vực này rất thấp.
Giám đốc GreenID cho hay, ở một số nơi, chi tiêu cho tiền điện chỉ khoảng 30.000 - 50.000 đồng/tháng. Với nhu cầu như vậy, việc đầu tư mạng lưới điện quốc gia sẽ là một áp lực lớn cho nền kinh tế. Một số nơi khác, mặc dù điện lưới đã được kéo nhưng nhiều hộ dân không có tiền để hạ thế để dùng.
"Chi phí để hạ thế là 25 - 30 triệu đồng/hộ. Với số tiền này, người dân thừa sức để đầu tư hệ thống điện mặt trời quy mô hộ gia đình. Với chi phí khoảng 4,2 triệu đồng, bà con có thể lặp đặt hệ thống điện mặt trời phục vụ cho nhu cầu cơ bản như thắp sáng, quạt, xem TV. Người dân sẽ đầu tư tùy theo nhu cầu sử dụng.", bà Khanh thông tin.
Hiện có 2 ấp Vồ Bà và ấp Tà Lọt, xã An Hảo (tỉnh An Giang) là những nơi đầu tiên của Việt Nam 100% người dân sử dụng năng lượng điện mặt trời.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng tính ổn định của năng lượng mặt trời không trời không cao.
Theo vị chuyên gia này, khi hệ điện mặt trời được đấu nối với mạng lưới điện quốc gia thì khó khăn khăn này hoàn toàn được giải tỏa. Đối với một số nơi chưa có lưới điện, biện pháp khắc phục cho bài toán này là sử dụng các nguồn điện phụ trợ khác như điện gió, điện từ các thủy điện cỡ nhỏ hoặc dùng bình ắc - quy. Trong đó, biện pháp dùng bình ắc - quy để tích trữ điện đang được bà con sử dụng phổ biến nhất do tính tiện lợi.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.