Nhiều ngân hàng đã giảm nhẹ lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn theo mặt bằng chung do thừa vốn sau khi Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo siết tín dụng bất động sản.
Đơn cử, tại ngân hàng Techcombank, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn vừa được giảm ở mức 0,2 - 0,3%/năm. Sau khi giảm, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng tại Techcombank còn 4,5%/năm. Với kỳ hạn 2 tháng, lãi suất ở mức 4,6%/năm.
Các kỳ hạn 6-11 tháng có mức lãi suất trước đây là 5,8%, sau khi giảm lãi suất huy động, về còn 5,5%/năm. Như vậy, riêng trong tháng 4/2018, Techcombank đã có 3 lần điều chỉnh lãi suất huy động.
Sau khi siết vốn tín dụng vào bất động sản theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, cácngân hàng lại bắt đầu hạ lãi suất huy động do thừa vốn. Ảnh: Q.Định
Tương tự, Sacombank cũng điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất kỳ hạn 2 tháng có dự thưởng về mức 5,2%/năm.
Trước đó, BIDV cũng giảm lãi suất huy động ở một số kỳ hạn. Chẳng hạn, hiện tại lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng tại BIDV là 4,1%/năm, trong khi đó, tại nhiều ngân hàng cổ phần lớn khác, mức lãi suất đang áp dụng là 4,8 - 5,1%/năm, thậm chí kịch trần là 5,5%/năm. Kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng này cũng chỉ được hưởng mức lãi suất là 4,6%/năm. Với kỳ hạn huy động 6 tháng, mức lãi suất sẽ là 5,1%/năm.
Trao đổi với PV, một số ngân hàng cũng thừa nhận rằng tín dụng bất động sản đang có xu hướng tăng chậm lại kể từ sau khi có chỉ đạo siết tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước.
Giám đốc kinh doanh một ngân hàng cũng xác nhận thông tin, hiện nhiều ngân hàng thương mại đang thừa vốn nên buộc phải giảm bớt lãi suất huy động.
"Việc giảm lãi suất huy động cũng nhằm cơ cấu lại kỳ hạn huy động vốn theo hướng khuyến khích người dân gửi kỳ hạn dài, thay vì tập trung vào các kỳ hạn ngắn như trước", vị giám đốc trên cho biết.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.