Hiện giá thành chăn nuôi đã lên từ 36.000 - 40.000 đồng/kg heo hơi. Nếu giá heo hơi giảm dưới 40.000 đồng/kg, người chăn nuôi cầm chắc thua lỗ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở TPHCM có kế hoạch nhập thịt heo đông lạnh về chế biến sẽ làm giá heo hơi giảm sâu, người chăn nuôi càng thêm lo lắng.
Ngược lại, các doanh nghiệp FDI liên tục tăng đàn và tổng đàn của họ hiện rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “khủng hoảng thừa heo” vừa qua.
Ông Phạm Đức Bình, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình, chuyên sản xuất thức ăn gia súc tại Đồng Nai cho rằng, doanh nghiệp FDI lớn xin cấp giấy phép đầu tư chăn nuôi để xuất khẩu, nhưng thực tế họ không xuất.
"Họ cứ nuôi tràn lan còn cơ quan chức năng cấp phép thì không nắm được đàn heo của doanh nghiệp FDI. Hiện các doanh nghiệp FDI lớn này đang nắm thị trường và chi phối thị trường", ông Phạm Đức Bình nói.
40% người chăn nuôi đã phải treo chuồng do giá giảm thời gian vừa qua.
>>> Tham khảo giá heo hơi hôm nay 13/6: https://www.linkedin.com/feed/update/urn:li:activity:6412453835473772544
Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng giá heo bấp bênh và giải pháp để chăn nuôi phát triển bền vững, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, chúng ta đang triển khai hàng loạt nhà máy chế biến thịt lợn ở khu vực phía Bắc. Đồng thời, làm việc với Trung Quốc để giải quyết những vấn đề về kiểm dịch giúp đưa mặt hàng thịt lợn xuất khẩu chính ngạch sang đây.
Tuy nhiên với những giải pháp vừa nêu, nhiều người chăn nuôi cho rằng không thể giải quyết được tận gốc những bất cập của ngành chăn nuôi hiện nay.
Thực tế cho thấy, giá heo tăng trở lại lần này không phải do xuất khẩu mà do quy luật cung cầu của thị trường trong nước, khi khoảng 40% hộ chăn nuôi phá sản, treo chuồng và giảm đàn thì giá heo tăng trở lại.
Vì lẽ đó, chỉ có các doanh nghiệp FDI có đàn heo với số lượng lớn là được hưởng lợi do họ đang chi phối thị trường. Theo nhiều chuyên gia, để giải quyết những bất cập này, các bộ, ngành chức năng phải kiểm soát tốt được tổng đàn heo không để cung vượt quá cầu.
Lãnh đạo một số hiệp hội chăn nuôi kiến nghị nên quy định các doanh nghiệp FDI nuôi heo phải xin quota và các doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo cũng phải có hạn ngạch, chứ không để họ muốn nuôi bao nhiêu thì nuôi và muốn nhập bao nhiêu cũng được. Đây là cách mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.
Về giải pháp xuất khẩu heo, thịt heo sang Trung Quốc là khó hiệu quả, do hiện giá heo hơi của Việt Nam và Trung Quốc đang sát nhau. Với nguồn lực vốn, công nghệ, kỹ thuật tốt, sắp tới giá heo của Trung Quốc có thể sẽ rẻ hơn Việt Nam. Khi đó những “siêu trang trại heo” của Trung Quốc có khả năng xuất ngược vào Việt Nam.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai kiến nghị, "cần phải kiểm soát được tổng đàn của các doanh nghiệp FDI và kiểm soát đàn trong các nông hộ. Trên 90 triệu dân cần lượng heo bao nhiêu thì chỉ nuôi bấy nhiêu, không nên cấp quota cho trang trại mới".
Ngược lại, các doanh nghiệp FDI liên tục tăng đàn và tổng đàn của họ hiện rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “khủng hoảng thừa heo” vừa qua.
Ông Phạm Đức Bình, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình, chuyên sản xuất thức ăn gia súc tại Đồng Nai cho rằng, doanh nghiệp FDI lớn xin cấp giấy phép đầu tư chăn nuôi để xuất khẩu, nhưng thực tế họ không xuất.
"Họ cứ nuôi tràn lan còn cơ quan chức năng cấp phép thì không nắm được đàn heo của doanh nghiệp FDI. Hiện các doanh nghiệp FDI lớn này đang nắm thị trường và chi phối thị trường", ông Phạm Đức Bình nói.
40% người chăn nuôi đã phải treo chuồng do giá giảm thời gian vừa qua.
>>> Tham khảo giá heo hơi hôm nay 13/6: https://www.linkedin.com/feed/update/urn:li:activity:6412453835473772544
Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng giá heo bấp bênh và giải pháp để chăn nuôi phát triển bền vững, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, chúng ta đang triển khai hàng loạt nhà máy chế biến thịt lợn ở khu vực phía Bắc. Đồng thời, làm việc với Trung Quốc để giải quyết những vấn đề về kiểm dịch giúp đưa mặt hàng thịt lợn xuất khẩu chính ngạch sang đây.
Tuy nhiên với những giải pháp vừa nêu, nhiều người chăn nuôi cho rằng không thể giải quyết được tận gốc những bất cập của ngành chăn nuôi hiện nay.
Thực tế cho thấy, giá heo tăng trở lại lần này không phải do xuất khẩu mà do quy luật cung cầu của thị trường trong nước, khi khoảng 40% hộ chăn nuôi phá sản, treo chuồng và giảm đàn thì giá heo tăng trở lại.
Vì lẽ đó, chỉ có các doanh nghiệp FDI có đàn heo với số lượng lớn là được hưởng lợi do họ đang chi phối thị trường. Theo nhiều chuyên gia, để giải quyết những bất cập này, các bộ, ngành chức năng phải kiểm soát tốt được tổng đàn heo không để cung vượt quá cầu.
Lãnh đạo một số hiệp hội chăn nuôi kiến nghị nên quy định các doanh nghiệp FDI nuôi heo phải xin quota và các doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo cũng phải có hạn ngạch, chứ không để họ muốn nuôi bao nhiêu thì nuôi và muốn nhập bao nhiêu cũng được. Đây là cách mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.
Về giải pháp xuất khẩu heo, thịt heo sang Trung Quốc là khó hiệu quả, do hiện giá heo hơi của Việt Nam và Trung Quốc đang sát nhau. Với nguồn lực vốn, công nghệ, kỹ thuật tốt, sắp tới giá heo của Trung Quốc có thể sẽ rẻ hơn Việt Nam. Khi đó những “siêu trang trại heo” của Trung Quốc có khả năng xuất ngược vào Việt Nam.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai kiến nghị, "cần phải kiểm soát được tổng đàn của các doanh nghiệp FDI và kiểm soát đàn trong các nông hộ. Trên 90 triệu dân cần lượng heo bao nhiêu thì chỉ nuôi bấy nhiêu, không nên cấp quota cho trang trại mới".
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.