Ông Đặng Khắc Vỹ chia sẻ, VIB rất bình thản và vui vẻ lúc các ngân hàng khác bây giờ tuyển lựa đi vào ngành rủi ro – tín dụng dùng. Thu nhập đến từ khoản cho vay dùng sở hữu lãi suất 30%, 40% thậm chí đến 60% là rất to, tuy nhiên đông đảo các thu nhập này rủi ro và với thuộc tính ngắn hạn, trung hạn.
VIB vui vẻ và bình thản đứng ngoài cuộc đua về tín dụng tiêu dùng
Ngân hàng bán lẻ đã trở thành đối tượng xuất hiện trong hầu hết tuyên bố của các ngân hàng về việc đặt mục tiêu tăng trưởng. Ngân hàng bán lẻ trở thành xu hướng của giới ngân hàng và cũng vì thế cuộc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn.
Theo ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Mã: VIB), hiện nay có rất nhiều NHTM cạnh tranh trong mảng ngân hàng bán lẻ và lựa chọn đi theo hai trường phái. Trường phái một, ưu tiên việc tăng trưởng quy mô, chỉ tiêu rủi ro được đặt xuống thứ cấp. Trường phái thứ hai, đa phần các ngân hàng nước ngoài lựa chọn là việc tăng trưởng dựa trên ưu tiên về chất lượng tín dụng.
Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB.
Và một trong những phân khúc rủi ro nhưng còn nhiều dư địa để phát triển ở Việt Nam của mảng bán lẻ chính là tín dụng tiêu dùng. Ngày càng có nhiều ngân hàng theo đuổi mảng kinh doanh màu mỡ này và trông thấy được sự tăng trưởng ấn tượng như HDBank với HD Saigon, VPBank với FE credit...
Nói về việc tách riêng mảng tín dụng tiêu dùng, theo ông Vỹ, việc VIB tự thành lập riêng một công ty tài chính là rất khó, việc mua lại một công ty tài chính tiêu dùng là việc khả quan hơn. VIB cũng tìm kiếm các công ty tài chính trên thị trường để thiết lập nhưng việc mua lại, tuy nhiên tìm một công ty tài chính có chất lượng tốt trên thị trường cũng khó không kém.
Ông chia sẻ, VIB rất bình thản và vui vẻ khi các ngân hàng khác hiện nay lựa chọn đi vào lĩnh vực rủi ro – tín dụng tiêu dùng. Thu nhập đến từ khoản cho vay tiêu dùng với lãi suất 30%, 40% thậm chí đến 60% là rất lớn, tuy nhiên tất cả những thu nhập này rủi ro và mang tính chất ngắn hạn, trung hạn.
Trong khi đó chiến lược mà VIB hướng đến không phải là việc tăng trưởng nóng trong 3 năm hay 5 năm, mà theo đuổi chiến lược tăng trưởng dâu dài và bền vững, cân bằng giữa tăng trưởng quy mô và đảm bảo chất lượng. Theo ông Vỹ, VIB có những sự lựa chọn khác để tăng trưởng, và không nhất thiết phải có các công ty tài chính tiêu dùng cho vay không có tài sản đảm bảo.
Không có riêng mảng tài chính tiêu dùng, tín dụng bán lẻ của VIB vẫn tăng trưởng ấn tượng
Với những sản phẩm truyền thống như: morgage loan, bancassurance.., cũng đã mang lại cho VIB những kết quả tăng trưởng.
Các khoản vay có tài sản thế chấp chiếm tới 80% thu nhập của ngân hàng. Không theo đuổi riêng mảng tài chính tiêu dùng, nhưng tăng trưởng của tín dụng mảng bán lẻ năm 2017 của VIB đạt 83% là một con số cao trên thị trường. Dự kiến, năm 2018, mức tăng trưởng của mảng bán lẻ còn vượt trên con số 83%, thậm chí lên tới 100%.
Đối với mảng bán lẻ (retail Banking), VIB tập trung vào 8 sản phẩm: cho vay mua nhà; cho vay ô tô; bancassurance; cho vay hộ kinh doanh; ngân hàng số (digital banking); tiền gửi (deposit) và cải thiện hệ thống chi nhánh..
Trong đó, ngân hàng số là tiêu chí ưu tiên hàng đầu mà VIB hướng tới, là nền tảng để phát triển các sản phẩm của ngân hàng. Hiện tại, ngân hàng có ứng dụng MyVIB được đánh giá tốt, kết hợp cùng với CBA. VIB đang trong quá trình xây dựng website chuyển đổi từ website cung cấp thông tin chuyển sang website phục vụ các sản phẩm của ngân hàng. Trong tương lai gần 3 – 5 năm, kênh bán hàng qua website sẽ trở thành kênh đối trọng với hoạt động bán hàng truyền thông.
Bên cạnh đó, đối với mảng bancassurance, VIB đã ký kết hợp đồng với Prudential và doanh số năm thứ 3 đã đạt kế hoạch doanh số năm thứ 8.
Ông Vỹ chia sẻ, tỷ trọng mảng ngân hàng tại VIB đang tăng lên.Tỷ trọng bán lẻ của VIB tăng từ 38% năm 2016 lên trên 50% vào năm 2017. Thông thường, những năm đầu các ngân hàng chỉ ở mức hoà vốn vì chỉ cho vay cao hơn giá vốn cộng chi phí vận hành. Và sau giai đoạn các năm đầu ưu đãi, cạnh tranh về giá, lợi nhuân từ mảng bán lẻ sẽ và có thể trở thành đầu tàu phát triển của VIB.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.