Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở liền kề để bán, siêu thị, nhà hàng ăn uống và trường mầm non TTT tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu có quy mô diện tích 58.634,27 m2 đang tìm nhà đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên vừa công bố danh mục dự án có sử dụng đất cần tìm nhà đầu tư đối với dự án khu nhà ở liền kề để bán, siêu thị, nhà hàng ăn uống và trường mầm non TTT tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu.
Ranh giới phía bắc giáp hành lang đường huyện ĐH 57 và khu dân cư hiện trạng; phía nam giáp đường quy hoạch; phía đông giáp đường quy hoạch và khu dân cư chợ Dân Tiến; phía tây giáp đường quy hoạch.
Dự án có quy mô diện tích 58.634,27 m2 với sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 737 tỷ đồng. Mục đích sử dụng đất của dự án được xác định là đất ở đô thị.
Mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng khu nhà ở liền kề cùng với các công trình phục vụ dân sinh như siêu thị, nhà hàng ăn uống và trường mầm non có hạ tầng kỹ thuật, không gian, cảnh quan hiện đại đồng bộ, chất lượng cao;
Dự án cũng hỗ trợ chức năng và đóng góp vào cảnh quan chung khu vực hai bên trục đường huyện ĐH 57; góp phần xây dựng khu đô thị mới với thiết kế hiện đại, năng động, xanh, sạch và thân thiện với môi trường; góp phần nâng cao chất lượng về nơi ở và cuộc sống cho người dân sinh sống tại khu nhà ở và khu vực xung quanh;...
Trong danh mục điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Đan Phượng, TP Hà Nội quyết định thêm 34 dự án, với tổng diện tích 49,67 ha, cần thu hồi 13,91 ha.
Trong đó có một số dự án đáng chú ý như nâng cấp đường Đồng Tháp 2, thu hồi 1,9 ha; xây dựng tuyến đường N17 từ đường N4 đến đê Trung Châu, thu hồi 1,75 ha; chỉnh trang đường giao thông Đan Phượng - Tân Hội, thu hồi 0,15 ha; cải tạo đường tỉnh 417, tỉnh lộ 83 cũ; đường giao thông nối đường 422 vào cụm công nghiệp làng nghề xã Liên Hà, thu hồi 0,15 ha; nâng cấp đường tỉnh lộ 417 đến Thọ Vực, xã Thọ An, thu hồi 0,67 ha;...
9 dự án xây dựng, nâng cấp trường học trên địa bàn xã Tân Lập, Thượng Mỗ, Thọ An, thị trấn Phùng,... và có 5 dự án vườn hoa, sân chơi tại xã Tân Hội, thu hồi 1,51 ha.
Như vậy, sau khi bổ sung 34 dự án, kế hoạch sử dụng đất năm 2021 tại huyện Đan Phượng có 110 dự án, tổng diện tích 703,31 ha.
Theo đó, diện tích các loại đất được phân bổ trong năm 2021 như sau: Đất nông nghiệp có 3.530 ha; đất phi nông nghiệp 3.843 ha; đất chưa sử dụng 409,92 ha.
Trong diện tích đất phi nông nghiệp, diện tích đất dành cho cụm công nghiệp là 96 ha; đất thương mại dịch vụ là 39,3 ha; đất dành cho phát triển hạ tầng là 987,42 ha.
Một số dự án khu đô thị đáng chú ý như: Khu chức năng đô thị tại 4 xã Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập và Liên Hà, thu hồi 103,44 ha; khu đô thị nhịp sống mới - NewStyle City thuộc khu đô thị mới tây nam xã Tân Lập, thu hồi 42,3 ha; khu đô thị Tân Tây Đô tại xã Tân Lập diện tích 21,91 ha.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 8/10, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm ống đồng có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Sản phẩm ống đồng bị cáo buộc bán phá giá có mã HS 7411.10.0000 (theo hệ thống HS của Hàn Quốc).
Trong thời hạn hai tháng từ khi nhận Hồ sơ yêu cầu, KTC sẽ xem xét việc khởi xướng điều tra và thông báo công khai cho các bên liên quan.
Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm ống đồng sang Hàn Quốc theo dõi sát tình hình để có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp KTC quyết định khởi xướng điều tra vụ việc.
Trước đó, hồi cuối tháng 6, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra CBPG đối với sản phẩm ống đồng (Seamless Refined Copper Pipe and Tube, mã HS: 7411.10.1030; 7411.10.1090; 7407.10.1500; 7419.99.5050, 8415.90.8065; 8415.90.8085) có xuất xứ từ Việt Nam.
Sau nhiều năm liên tục xuất siêu, tháng 4/2021 đánh dấu tháng nhập siêu trở lại của cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam. Theo sau đó là chuỗi liên tiếp các tháng nhập siêu kéo dài đến tháng 8.
Tuy nhiên, đến tháng 9, cán cân thương mại đã quay về “vị thế” xuất siêu với giá trị 500 triệu USD.
Cụ thể, số liệu được Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 đạt 27 tỷ USD, ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu đạt 26,5 tỷ USD. Đây có thể là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp sau thời gian "đóng băng" vì giãn cách xã hội.
Chia sẻ với người viết, TS. Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia kinh tế, cho rằng trong những tháng đầu dịch bệnh doanh nghiệp chưa thích nghi với tình trạng sản xuất thay đổi như giảm công suất, quy định "3 tại chỗ", chi phí vận chuyển tăng cao...nhưng sau đó doanh nghiệp dần quen hơn với khó khăn nên đã kết nối lại đơn hàng với đối tác, giúp hoạt động sản xuất được dần khôi phục ở một mức độ nhất định.
"Chúng ta đang chuyển dần từ trạng thái "Zero COVID" thành "thích ứng với dịch", giúp hoạt động kinh tế được khơi thông hơn, các doanh nghiệp, đối tác trên thế giới sẽ nhận thấy hướng đi này của Chính phủ Việt Nam giúp niềm tin tăng trở lại, đơn hàng từ đó cũng quay trở lại.
Theo đó, doanh nghiệp trong nước cũng thích ứng hơn như thay đổi phương thức quản lý, sản xuất, kiện toàn lại chuỗi cung ứng từng bước để đảm bảo hoạt động kinh doanh", chuyên gia nhận định.
Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, cũng thừa nhận trong tháng 8 do nhận thấy việc hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" không hiệu quả nên công ty đã quyết định dừng sản xuất. Tuy nhiên bước sang tháng 9, Việt Thắng Jean đã tổ chức lại sản xuất với 40% công nhân để hoàn thành các đơn hàng gấp của đối tác quốc tế.
Cũng theo đại diện doanh nghiệp, nếu không hoạt động trở lại sớm sẽ mất đơn hàng, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
"Doanh nghiệp và toàn ngành sẽ mất cả hai mục tiêu, dịch chưa kiểm soát được và ảnh hưởng đến nền kinh tế nếu doanh nghiệp không đủ sức chống đỡ", ông Việt chia sẻ.
Phân tích thêm về điều kiện nối lại đơn hàng của các doanh nghiệp, theo chuyên gia Thanh Điền, thực tế dư địa sản xuất của doanh nghiệp khá lớn khi các đơn hàng đã ký từ trước và trải dài đến cuối năm. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc về vận chuyển hàng hóa, giúp cho hoạt động xuất khẩu chuyển biến tích cực.
Một nguyên nhân khác giúp cán cân thương mại hàng chuyển sang xuất siêu trong tháng vừa qua là do kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp thường tập trung ký kết hợp đồng vào cuối năm trước hoặc đầu năm mới, đến quý I, quý II sẽ là thời gian tăng nhập nguyên liệu và đến quý III, quý IV nhà máy được tập trung cho sản xuất.
Do đó, ông Điền cho rằng trên thực tế doanh nghiệp đã tăng nhập khẩu trong thời gian qua, đến giai đoạn này chỉ còn tập trung thực hiện đơn hàng nên việc xuất siêu trong tháng 9 một phần cũng do quy luật kinh doanh này.
Có thể thấy, kết quả xuất nhập khẩu trong tháng 9 đã kết thúc chuỗi nhập siêu liên tiếp trong những tháng qua nhưng tính chung 9 tháng năm 2021, hoạt động thương mại hàng hóa vẫn thâm hụt 2,13 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 16,6 tỷ USD.
Bộ Công Thương cho rằng do kinh tế thế giới phục hồi nhu cầu tăng, các doanh nghiệp đã tăng lượng nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất, cùng với giá cả hàng hóa thế giới tăng nên giá nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, góp phần tăng kim ngạch nhập khẩu.