Sáng nay 10/12, hai trong số 4 lô đất tại KĐT mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức đã được tổ chức đấu giá. Đã có hai doanh nghiệp trúng đấu giá với tổng số tiền 7.820 tỷ đồng.
Ngày 10/12, Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản (thuộc Sở Tư pháp TP HCM) tổ chức bán đấu giá lô đất ký hiệu 3-5 thuộc khu chức năng số 3, KĐT mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức với diện tích 6.446 m2, có giá khởi điểm hơn 578 tỷ đồng, Vietnamnet đưa tin.
Qua 130 lượt trả giá từ 21 doanh nghiệp tham gia, lô đất 3-5 được đấu giá thành công với mức giá 3.820 tỷ đồng, cao gấp 6,6 lần giá khởi điểm. Doanh nghiệp trúng đấu giá là CTCP Dream Republic.
Theo quy hoạch, khu đất 3-5 có hệ số sử dụng đất là 2,92, được phép xây dựng 4 - 10 tầng nổi và một tầng hầm với khoảng 113 căn hộ, mật độ xây dựng tối đa khối đế hơn 72% và khối tháp hơn 54% diện tích đất.
Theo trang Investing, giá dầu Brent giao tháng 1/2022, cập nhật lúc 8h47 dao động mức 83,6 USD/thùng, tăng hơn 2 lần so với đầu năm và chạm đỉnh 7 năm khi các nước bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Điều này xảy ra tương tự ở Việt Nam. Trong kỳ điều chỉnh gần nhất, vào ngày 26/10, giá xăng dao động 23.110 - 24.338 đồng/lít, giá dầu khoảng 17.210 - 18.171 đồng/lít, tăng 35 – 50% so với đầu năm.
Như vậy, giá xăng dầu chỉ cần tăng chưa đến 2.000 đồng/lít sẽ chạm đỉnh lịch sử năm 2014 và có thể thiết lập mức kỷ lục mới khi cơn khủng hoảng năng lượng trên thế giới chưa hạ nhiệt.
Giá xăng dầu tăng gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp vận tải, logistics. Sở hữu hơn 100 xe đầu kéo chuyên chạy chở hàng Nam - Bắc, ông Vũ Trọng Tuệ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Tân Nam Chinh cho biết sau 3 tháng hoạt động cầm cự, một loạt xe "đắp chiếu" chờ dịch COVID-19 lắng xuống.
Đến cuối tháng 10, doanh nghiệp chật vật lắm mới khôi phục 70% lượng xe, lái xe chạy hàng thì gặp phải cú sốc tăng giá xăng dầu.
"Chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30 - 35% cơ cấu giá thành vận tải. Giá xăng dầu tăng buộc chúng tôi phải điều chỉnh bảng giá mới cân bằng được chi phí và lợi nhuận.
Chúng tôi có những hợp đồng dài hạn với đối tác, chúng tôi không thể cứ 15 ngày lại gửi bảng giá điều chỉnh mới, điều này gây khó xử cho cả hai bên", ông Tuệ nói.
Trung bình, một xe đầu kéo chạy 100 km sẽ tiêu hao 34 – 36 lít dầu tùy theo địa hình. Sau 4 kỳ giá xăng dầu tăng liên tiếp, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá vận chuyển Bắc – Nam cho một container 40 feet từ 45 – 48 triệu đồng lên 50 – 55 triệu đồng.
"Ngoài ra, doanh nghiệp logistics vẫn đang cõng thêm nhiều chi phí phát sinh như xét nghiệm, bến bãi, hỗ trợ nhân viên... Vì vậy, khi giá xăng tăng mạnh và đột ngột, doanh nghiệp logistics không kịp trở tay, khó lại thêm khó", ông Tuệ nói.
Vị này cho rằng với mức giá 50 – 55 triệu/cont 40 feet không phải mức giá có lời bởi Tân Nam Chinh cũng tính toán làm sao cân đối chi phí, lợi nhuận, đưa ra mức giá "giữ khách", lấy công làm lãi.
Mức giá này mang tính chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Bởi, doanh nghiệp xuất khẩu có sống khỏe thì doanh nghiệp vận tải hàng hóa, logistics mới tồn tại.
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở liền kề để bán, siêu thị, nhà hàng ăn uống và trường mầm non TTT tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu có quy mô diện tích 58.634,27 m2 đang tìm nhà đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên vừa công bố danh mục dự án có sử dụng đất cần tìm nhà đầu tư đối với dự án khu nhà ở liền kề để bán, siêu thị, nhà hàng ăn uống và trường mầm non TTT tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu.
Ranh giới phía bắc giáp hành lang đường huyện ĐH 57 và khu dân cư hiện trạng; phía nam giáp đường quy hoạch; phía đông giáp đường quy hoạch và khu dân cư chợ Dân Tiến; phía tây giáp đường quy hoạch.
Dự án có quy mô diện tích 58.634,27 m2 với sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 737 tỷ đồng. Mục đích sử dụng đất của dự án được xác định là đất ở đô thị.
Mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng khu nhà ở liền kề cùng với các công trình phục vụ dân sinh như siêu thị, nhà hàng ăn uống và trường mầm non có hạ tầng kỹ thuật, không gian, cảnh quan hiện đại đồng bộ, chất lượng cao;
Dự án cũng hỗ trợ chức năng và đóng góp vào cảnh quan chung khu vực hai bên trục đường huyện ĐH 57; góp phần xây dựng khu đô thị mới với thiết kế hiện đại, năng động, xanh, sạch và thân thiện với môi trường; góp phần nâng cao chất lượng về nơi ở và cuộc sống cho người dân sinh sống tại khu nhà ở và khu vực xung quanh;...
Trong danh mục điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Đan Phượng, TP Hà Nội quyết định thêm 34 dự án, với tổng diện tích 49,67 ha, cần thu hồi 13,91 ha.
Trong đó có một số dự án đáng chú ý như nâng cấp đường Đồng Tháp 2, thu hồi 1,9 ha; xây dựng tuyến đường N17 từ đường N4 đến đê Trung Châu, thu hồi 1,75 ha; chỉnh trang đường giao thông Đan Phượng - Tân Hội, thu hồi 0,15 ha; cải tạo đường tỉnh 417, tỉnh lộ 83 cũ; đường giao thông nối đường 422 vào cụm công nghiệp làng nghề xã Liên Hà, thu hồi 0,15 ha; nâng cấp đường tỉnh lộ 417 đến Thọ Vực, xã Thọ An, thu hồi 0,67 ha;...
9 dự án xây dựng, nâng cấp trường học trên địa bàn xã Tân Lập, Thượng Mỗ, Thọ An, thị trấn Phùng,... và có 5 dự án vườn hoa, sân chơi tại xã Tân Hội, thu hồi 1,51 ha.
Như vậy, sau khi bổ sung 34 dự án, kế hoạch sử dụng đất năm 2021 tại huyện Đan Phượng có 110 dự án, tổng diện tích 703,31 ha.
Theo đó, diện tích các loại đất được phân bổ trong năm 2021 như sau: Đất nông nghiệp có 3.530 ha; đất phi nông nghiệp 3.843 ha; đất chưa sử dụng 409,92 ha.
Trong diện tích đất phi nông nghiệp, diện tích đất dành cho cụm công nghiệp là 96 ha; đất thương mại dịch vụ là 39,3 ha; đất dành cho phát triển hạ tầng là 987,42 ha.
Một số dự án khu đô thị đáng chú ý như: Khu chức năng đô thị tại 4 xã Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập và Liên Hà, thu hồi 103,44 ha; khu đô thị nhịp sống mới - NewStyle City thuộc khu đô thị mới tây nam xã Tân Lập, thu hồi 42,3 ha; khu đô thị Tân Tây Đô tại xã Tân Lập diện tích 21,91 ha.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 8/10, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm ống đồng có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Sản phẩm ống đồng bị cáo buộc bán phá giá có mã HS 7411.10.0000 (theo hệ thống HS của Hàn Quốc).
Trong thời hạn hai tháng từ khi nhận Hồ sơ yêu cầu, KTC sẽ xem xét việc khởi xướng điều tra và thông báo công khai cho các bên liên quan.
Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm ống đồng sang Hàn Quốc theo dõi sát tình hình để có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp KTC quyết định khởi xướng điều tra vụ việc.
Trước đó, hồi cuối tháng 6, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra CBPG đối với sản phẩm ống đồng (Seamless Refined Copper Pipe and Tube, mã HS: 7411.10.1030; 7411.10.1090; 7407.10.1500; 7419.99.5050, 8415.90.8065; 8415.90.8085) có xuất xứ từ Việt Nam.
Sau nhiều năm liên tục xuất siêu, tháng 4/2021 đánh dấu tháng nhập siêu trở lại của cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam. Theo sau đó là chuỗi liên tiếp các tháng nhập siêu kéo dài đến tháng 8.
Tuy nhiên, đến tháng 9, cán cân thương mại đã quay về “vị thế” xuất siêu với giá trị 500 triệu USD.
Cụ thể, số liệu được Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 đạt 27 tỷ USD, ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu đạt 26,5 tỷ USD. Đây có thể là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp sau thời gian "đóng băng" vì giãn cách xã hội.
Chia sẻ với người viết, TS. Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia kinh tế, cho rằng trong những tháng đầu dịch bệnh doanh nghiệp chưa thích nghi với tình trạng sản xuất thay đổi như giảm công suất, quy định "3 tại chỗ", chi phí vận chuyển tăng cao...nhưng sau đó doanh nghiệp dần quen hơn với khó khăn nên đã kết nối lại đơn hàng với đối tác, giúp hoạt động sản xuất được dần khôi phục ở một mức độ nhất định.
"Chúng ta đang chuyển dần từ trạng thái "Zero COVID" thành "thích ứng với dịch", giúp hoạt động kinh tế được khơi thông hơn, các doanh nghiệp, đối tác trên thế giới sẽ nhận thấy hướng đi này của Chính phủ Việt Nam giúp niềm tin tăng trở lại, đơn hàng từ đó cũng quay trở lại.
Theo đó, doanh nghiệp trong nước cũng thích ứng hơn như thay đổi phương thức quản lý, sản xuất, kiện toàn lại chuỗi cung ứng từng bước để đảm bảo hoạt động kinh doanh", chuyên gia nhận định.
Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, cũng thừa nhận trong tháng 8 do nhận thấy việc hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" không hiệu quả nên công ty đã quyết định dừng sản xuất. Tuy nhiên bước sang tháng 9, Việt Thắng Jean đã tổ chức lại sản xuất với 40% công nhân để hoàn thành các đơn hàng gấp của đối tác quốc tế.
Cũng theo đại diện doanh nghiệp, nếu không hoạt động trở lại sớm sẽ mất đơn hàng, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
"Doanh nghiệp và toàn ngành sẽ mất cả hai mục tiêu, dịch chưa kiểm soát được và ảnh hưởng đến nền kinh tế nếu doanh nghiệp không đủ sức chống đỡ", ông Việt chia sẻ.
Phân tích thêm về điều kiện nối lại đơn hàng của các doanh nghiệp, theo chuyên gia Thanh Điền, thực tế dư địa sản xuất của doanh nghiệp khá lớn khi các đơn hàng đã ký từ trước và trải dài đến cuối năm. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc về vận chuyển hàng hóa, giúp cho hoạt động xuất khẩu chuyển biến tích cực.
Một nguyên nhân khác giúp cán cân thương mại hàng chuyển sang xuất siêu trong tháng vừa qua là do kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp thường tập trung ký kết hợp đồng vào cuối năm trước hoặc đầu năm mới, đến quý I, quý II sẽ là thời gian tăng nhập nguyên liệu và đến quý III, quý IV nhà máy được tập trung cho sản xuất.
Do đó, ông Điền cho rằng trên thực tế doanh nghiệp đã tăng nhập khẩu trong thời gian qua, đến giai đoạn này chỉ còn tập trung thực hiện đơn hàng nên việc xuất siêu trong tháng 9 một phần cũng do quy luật kinh doanh này.
Có thể thấy, kết quả xuất nhập khẩu trong tháng 9 đã kết thúc chuỗi nhập siêu liên tiếp trong những tháng qua nhưng tính chung 9 tháng năm 2021, hoạt động thương mại hàng hóa vẫn thâm hụt 2,13 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 16,6 tỷ USD.
Bộ Công Thương cho rằng do kinh tế thế giới phục hồi nhu cầu tăng, các doanh nghiệp đã tăng lượng nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất, cùng với giá cả hàng hóa thế giới tăng nên giá nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, góp phần tăng kim ngạch nhập khẩu.
Đã trải qua hơn một tháng kể từ khi ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên là nhân viên bảo vệ tại Công ty SEI, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội chủ yếu vẫn duy trì ở mức hai con số với 12 chùm ca bệnh khác nhau trên địa bàn thành phố.
Tính từ 6h ngày 24/7 đến nay, Hà Nội đã hoàn thành 14 ngày giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 17 của UBND TP, dựa trên nguyên tắc Chỉ thị 16. Riêng từ đầu đợt dịch thứ 4 đến sáng 6/8, Thủ đô đã có 1.559 trường hợp dương tính với COVID-19, trong đó có 928 trường hợp tại cộng đồng và 631 trường hợp tại khu cách ly.
Số ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng vẫn cao
Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội từ ngày 5/7 đến nay, chủ yếu duy trì ở mức hai con số, đạt đỉnh vào ngày 30/7 và 2/8 với số ca lần lượt là 144 ca và 159 ca. Hơn một tuần qua, số ca nhiễm mới tại Hà Nội duy trì trung bình ở mức khoảng hơn 70 ca/ngày.
Đáng chú ý, các trường hợp dương tính ngoài cộng đồng vẫn chưa có dấu hiệu giảm, khi chiếm phần lớn số ca trong ngày. Thông qua xét nghiệm sàng lọc những người có dấu hiệu ho, sốt tại cộng đồng, thành phố đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 từ đó phát hiện ra nhiều chuỗi lây nhiễm khác nhau.
Đợt dịch COVID-19 lần này khó khăn hơn các đợt dịch trước đó bởi dịch đã xuất hiện tại 29/30 quận/huyện trên địa bàn thành phố. Các chùm ca bệnh cũng xuất hiện rải rác từ nội thành ra ngoài thành.
Sở Y tế Hà Nội nhận định, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh đang ở mức rất cao và khó lường vì đã xuất hiện nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây.
Dịch chuyển hướng tấn công vào bệnh viện, siêu thị, chợ...
Việc Trung Quốc có thể đối mặt với khủng hoảng dư cung khiến giá heo hơi nhiều nước, trong đó có Việt Nam lao dốc theo đà giảm của thị trường sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới này.
Theo Cục Chăn nuôi, giá heo hơi cuối tháng 6 dao động ở mức 62.000 – 68.000 đồng/kg, giảm khoảng 32.000 – 38.000 đồng/kg so với thời kỳ khi giá heo lên đỉnh 100.000 đồng vào tháng 5/2020.
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết tốc độ tái đàn thần tốc ở Trung Quốc khiến nguồn cung thịt heo dư thừa, giá heo hơi giảm sâu, tác động đến thị trường toàn cầu. Do đó, giá heo hơi ở Việt Nam giảm sâu theo thị trường Trung Quốc và thế giới.
Ngoài ra dịch COVID-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng hàng hóa, việc vận chuyển, lưu thông giữa các tỉnh khó khăn khiến giá heo hơi giảm mạnh.
Người chăn nuôi phải bán giá thấp, người tiêu dùng phải mua giá cao, duy chỉ các khâu trung gian có lãi, lợi dụng thời cơ ép giá của người sản xuất.
"Tuy nhiên Việt Nam chưa rơi vào tình trạng dư cung bởi tổng đàn heo và tốc độ tái đàn duy trì ở mức ổn định.
Tình huống giá heo hơi giảm sâu xuống dưới 60.000 đồng/kg khó có thể diễn ra bởi giá thức ăn tăng 20 - 30%, giá dưới 60.000 đồng/kg, người chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ thua lỗ".
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết giá heo hơi Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Trung Quốc, trước tiên là các tỉnh biên giới, lan tỏa dần vào thị trường nội địa.
"Thị trường heo Trung Quốc đã làm đảo lộn mọi suy đoán của người dân Việt Nam và cả thế giới", ông Đoán nói.
Trước đó, nhiều người cho rằng việc tạm dừng nhập khẩu heo từ Thái Lan sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước, giá heo sẽ tăng.
Tuy nhiên giá heo hơi Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhập khẩu heo Thái Lan chỉ chiếm tỷ trọng cực nhỏ trong tổng sản lượng tiêu thụ thịt heo của Việt Nam.
Trong khi giá heo hơi lao dốc theo đà của thị trường Trung Quốc, giảm 15.000 đồng/kg trong vòng 2 tháng gần đây.
Sở GTVT TP HCM đề xuất nghiên cứu bổ sung sân bay nhỏ ở Cần Giờ để tăng kết nối từ Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) trong tương lai, thúc đẩy phát triển du lịch.
Theo Zing.vn, tại Hội nghị góp ý về quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, sân bay vùng TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Sở GTVT TP HCM kiến nghị đơn vị tư vấn thực hiện đồ án rà soát, xây dựng quy hoạch sân bay cỡ nhỏ (sân bay trực thăng) ở huyện Cần Giờ.
Theo Trưởng phòng Xây dựng Đường bộ Sở GTVT TP HCM Vương Quang Hưng, huyện Cần Giờ ngoài lợi thế sở hữu khu du lịch lớn đến 2.800 ha, đây cũng là một trong 4 khu đô thị mới được đề xuất quy hoạch. Việc bổ sung sân bay sẽ tăng phương thức kết nối giao thông từ Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến khu du lịch Cần Giờ; đáp ứng nhu cầu dịch vụ, du lịch và phát triển kinh tế, xã hội khu vực.
Khi hình thành cảng hàng không mới, khách du lịch có thể đến Cần Giờ qua cảng hàng không mà không cần đi qua vùng lõi TP HCM. Điều này sẽ góp phần giảm bớt lưu lượng, mật độ xe cộ và ùn tắc giao thông.
Đông Anh là huyện có diện tích đất thu hồi lớn nhất Hà Nội năm 2021. Đất thu hồi để thực hiện 136 dự án, trong đó có nhiều tuyến đường giao thông, trường học, đất để đấu giá...
Theo nghị quyết số 21 về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND Thành phố Hà Nội phê duyệt, huyện Đông Anh có 136 dự án với tổng diện tích hơn 1.183 ha. Trong đó, diện tích thu hồi đất là hơn 1.023 ha, diện tích chuyển mục đích đất lúa là 171,98 ha.
Cụ thể, huyện Đông Anh thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kĩ thuật đất đấu giá, cải tạo đường giao thông, xây dựng trường học…
Một số dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất đấu giá đáng chú ý: Khu đất A7 xã Uy Nỗ thu hồi 19,8 ha; Khu đất phía Tây đường Đản Dị thu hồi 15,68 ha; Các khu đất nhỏ lẻ xen kẹt tại các xã, thu hồi tổng diện tích 18,55 ha.
Ngoài ra còn có một số dự án đáng chú ý khác như: Thu hồi 33,48 ha đất làm dự án xây dựng khu cây xanh thể dục thể thao huyện Đông Anh; Thu hồi 9,26 ha xây dựng tuyến đường gom và kè sông Đào Nguyên Khê đoạn đường sắt Hà Nội – Lào Cai đến cầu Phù Lỗ.
Dưới đây là danh sách chi tiết các dự án sẽ thu hồi đất năm 2021 trên địa bàn huyện Đông Anh:
Sơn La đã thiết lập vùng cách ly y tế 21 ngày sau khi có hai ca nghi ngờ mắc COVID-19 tại huyện Phù Yên và huyện Vân Hồ.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sơn La, hôm nay (31/1), Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh đã thông báo về hai trường hợp nghi nhiễm COVID-19 tại huyện Phù Yên và huyện Vân Hồ. Các mẫu nghi ngờ này đang được chuyển về Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để khẳng định.
Nhằm khẩn trương truy vết, khoanh vùng, kiểm soát, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sơn La ra thông báo đề nghị tất cả các cá nhân có liên quan đến những địa điểm dưới đây liên hệ ngay với Trung tâm Y tế huyện để được tư vấn, hỗ trợ hoặc có thể gọi theo số điện thoại đường dây nóng của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID- 19 tỉnh Sơn La: 02123.666.115 hoặc số điện thoại trực dịch của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: 02123.850.201.
Thông tin lịch trình di chuyển của trường hợp nghi nhiễm tại huyện Phù Yên như sau:
Ngày 27/1: 24h, người này di chuyển từ Chí Linh (Hải Dương) trên xe ô tô biển số 14B036.29 của nhà xe Gia Khánh (Tuyến xe Móng Cái - Quảng Ninh - Phù Yên).
Ngày 28/1: 6h, xuống xe tại dốc Đèo Ban, xã Huy Thượng (Phù Yên). Sau đó lên xe khách Hoàng Long biển số 89B002.37 về bản Suối Bí xã Mường Cơi.
Sáng cùng ngày, trường hợp này dự đám cưới tại bản Suối Bí, xã Mường Cơi.
Ngày 29/1: Trường hợp được hộ tống vào khu cách ly tập trung huyện Phù Yên lúc tối.
Thông tin lịch trình di chuyển của trường hợp nghi nhiễm tại huyện Vân Hồ như sau:
Ngày 23/1: Người này đi xe taxi biển số 26A11834 ở Mộc Châu cùng đoàn 7 người đến thôn Khê Khẩu, phường Văn Đức, thành phố Chí Linh (Hải Dương) để ăn cưới.
Ngày 24/1: Buổi sáng đến địa điểm diễn ra lễ cưới.
12h trưa cùng đoàn lên xe di chuyển về Vân Hồ. Trên đường đi có dừng xe tại huyện Cao Phong và ngã 3 Đồng Bảng (Hòa Bình) để uống nước tại quán ven đường nhưng không nhớ rõ quán.
19h, về đến xã Mường Men (Vân Hồ) và ăn cơm tối tại gia đình ông Hà Văn Chung ở bản Nà Pa, xã Mường Men. Trong bữa cơm có khoảng 30 người ở bản Nà Pa.
Ngày 25/1: Sáng, người này ở nhà không đi đâu.
Ngày 26/1: Đến Thị trấn Nông trường (Mộc Châu) và di chuyển tới những địa điểm sau:
Quán ô tô đầu dốc bên tay phải từ hướng Vân Hồ lên thay lốp ô tô (không nhớ rõ tên quán).
Điện máy xanh Nông trường mua máy giặt. Sau đó, lên chợ 70, qua nhiều quán trong chợ để mua quần áo.
Di chuyển đến quán Hùng Dâu (ngay cổng bệnh viện) để mua ngô giống.
Quán Cường Sinh (chỗ Cây xăng, thị trấn Nông trường Mộc Châu) mua thóc giống.
Ăn trưa tại quán bún măng gần Hương Sen, chỗ công viên thị trấn Nông trường.
Đến chỗ 68 mua thuốc Thú y (không nhớ rõ tên quán).
Đến ngã ba 64 mua đồ nhà Chuyên Cảnh rồi qua quán Tươi Lỏi xem ngô giống.
Di chuyển đến xã Chiềng Khoa, vào quán Thư Thảo (Thiếu Thảo) mua đồ sau đó về nhà tại bản Nà Pa.
15h chiều cùng ngày có hai thợ Điện máy xanh đến lắp đặt máy cho gia đình.
17h, trường hợp đến giúp đám cưới tại gia đình ông Lò Văn Xuân, ngủ lại tại đám cưới và có tiếp xúc với nhiều người.
Ngày 27/1: Buổi sáng, tham gia nấu ăn, sau đó đi ăn và chúc tất cả mọi người trong đám cưới.